Kỹ Thuật Đóng Hàng Vào Container Và Lưu Ý Cần Biết

Container là một trong những công cụ vận tải được sử dụng rất phổ biến bởi các ưu điểm, sự thuận tiện mà nó mang lại. Container có vai trò quan trọng trong vận chuyển đa phương thức. Bạn có biết đóng hàng vào container được thực hiện như thế nào không? Kỹ thuật đóng hàng vào container nào được sử dụng để đảm bảo hàng hóa chắc chắn và an toàn cho quá trình vận chuyển. Cùng TDGroup tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Kỹ thuật đóng hàng vào Container

Đóng hàng vào container là một kỹ thuật quan trọng. Đóng hàng sai cách có thể khiến hàng hóa bị tổn thất, gây thiệt hại nghiêm trọng. Dưới đây là kỹ thuật đóng hàng chi tiết mà bạn cần nắm. 

1. Xác định đặc điểm của hàng hóa có thể đóng bằng container

Container có tính bền vững cao và có thể tái sử dụng được nhiều lần. Các cont được thiết kế theo tiêu chuẩn và kích thước riêng để phù hợp cho việc vận chuyển bằng nhiều hình thức khác nhau. Hàng hóa vận chuyển bằng container có rất nhiều điểm tiện lợi cho việc vận chuyển và bảo quản. Tuy nhiên, không phải loại hàng hóa nào cũng phù hợp với hình thức đóng hàng bằng container.

Hàng hóa hiện nay có thể phân thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Hàng hóa hoàn toàn thích hợp chuyên chở bằng container 

Gồm các loại hàng hóa thích hợp nhất để đóng và vận chuyển bằng container như: Hàng bách hóa, thực phẩm đóng hộp, dược liệu y tế, sản phẩm làm từ nhựa, cao su, da thuộc, vải, các sản phẩm làm từ kim loại, gỗ,… Nhóm mặt hàng này thường đóng trong các container thường, tùy theo yêu cầu đặc tính của hàng hóa mà có thể đóng trong container thông gió hoặc bảo ôn.

Các loại hàng hóa thông thường thích hợp để đóng trong container.

Các loại hàng hóa thông thường thích hợp để đóng trong container.

Nhóm 2: Hàng hóa phù hợp phù hợp với điều kiện vận chuyển bằng container 

Nhóm này gồm các loại hàng hóa có giá trị thấp, mua bán số lượng lớn như than, quặng, cao lanh,… Những hàng hóa này về mặt tính chất và kỹ thuật thì rất phù hợp để đóng hàng và vận chuyển bằng container nhưng lại không có hiệu quả kinh tế cao do hàng giá trị thấp nhưng cước phí vận chuyển sẽ cao.

Nhóm 3: Hàng hóa phải dùng container chuyên dụng để vận chuyển

Các loại container có tính chất đặc biệt như: Thực phẩm đông lạnh, hàng dễ hư hỏng, động vật sống, hàng siêu nặng, hàng độc hại,… Đối với nhóm hàng hóa này khi vận chuyển cần sử dụng các container chuyên dụng riêng phù hợp cho từng loại hàng hóa.

Nhóm 4: Hàng hóa đặc biệt có thể vận chuyển bằng container

Nhóm này bao gồm các loại hàng hóa đặc biệt có thể vận chuyển bằng container như sắt hộp, hàng phế thải, hàng siêu trường siêu trọng như ô tô, hàng nguy hiểm như các chất phóng xạ,…

Hàng hóa đặc biệt đóng trong container cần được giằng buộc thích hợp.

Hàng hóa đặc biệt đóng trong container cần được giằng buộc thích hợp.

Xem thêm: Container Terminal Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Container Terminal

2. Xác định, kiểm tra loại, kiểu container sử dụng

Xác định loại container và kiểm tra chúng trước khi đóng hàng là điều quan trọng bắt buộc phải làm để đảm bảo không có bất kỳ tổn thất nào có thể phát sinh. Người đóng hàng sẽ thực hiện công tác kiểm tra container ngay khi container được đưa đến. Nếu container có bất kỳ điểm nào không đạt tiêu chuẩn thì cần thông báo ngay cho người chuyên chở container. Bạn tuyệt đối không được sử dụng container không đạt chuẩn, phải yêu cầu hoàn chỉnh hoặc đổi container khác.

Nếu quá trình kiểm tra có thiếu sót, hàng hóa đóng trong container không đạt yêu cầu kỹ thuật khiến hàng hóa tổn thất trong quá trình chuyên chở thì người gửi hàng phải tự gánh chịu mọi hậu quả phát sinh. Do đó, đây là một kỹ thuật đóng hàng vào container quan trọng không thể bỏ qua. 

Các nội dung cần kiểm tra gồm:

Bên ngoài Container: 

Ở phía bên ngoài của container cần kiểm tra kỹ để phát hiện nếu có các vết cào xước, khe nứt, lỗ thủng, biến dạng hay méo mó do va đập,… Phần máy và các góc lắp ghép của container cũng cần kiểm tra kỹ để đảm bảo yếu tố an toàn kỹ thuật, an toàn của conatainer trong quá trình chuyên chở hàng hóa.

Bên trong container: 

Phần bên trong container cần kiểm tra độ kín nước của container. Các thực hiện rất đơn giản, chỉ cần khép kín cửa từ bên trong, quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện các lỗ thủng, khe nứt của container. Ngoài ra cũng cần kiểm tra tấm bọc phủ, lỗ thông gió, ống dẫn hơi lạnh, các đinh tán, ri vê xem có hư hỏng hay không.

Cửa của container: 

Kiểm tra cửa để đảm bảo rằng cửa có thể đóng mở tốt, an toàn, cửa có thể niêm phong chắc chắn và kín nước để đảm bảo an toàn cho hàng hóa được bảo quản bên trong.

Container cần kiểm tra trước khi đóng hàng.

Container cần kiểm tra trước khi đóng hàng.

Vệ sinh của container: 

Kiểm tra tình trạng vệ sinh của container để đảm bảo không có mùi hôi, vết bẩn,… làm ảnh hưởng đến hàng hóa khi bảo quản trong cont. Hàng hóa nếu được đóng trong container không đủ chuẩn về vệ sinh sẽ gây hư hỏng cho hàng hóa và còn có thể bị từ chối nhập vào nước người nhập khẩu khi cơ quan y tế tại đó kiểm tra phát hiện.

Thông số kỹ thuật của container: 

Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container bao gồm:

+ Trọng lượng tối đa hay trọng tải toàn phần của container (Maximum Gross Weight): Bao gồm trọng lượng hàng hóa tối đa cho phép cộng với trọng lượng của vỏ container.

+ Trọng tải tịnh của container (Maximum Payload): Trọng lượng hàng hóa tới mức tối đa cho phép trong container. Bao gồm: trọng lượng của hàng hóa, bao bì, palet, các vật liệu dùng để chèn lót, chống đỡ hàng trong container.

+ Trọng lượng vỏ container (Tare Weight) 

+ Dung tích container (Container internal capacity): Sức chứa hàng tối đa của container.

Các thông số kỹ thuật của container cần được kiểm tra trước khi thực hiện đóng hàng.

Các thông số kỹ thuật của container cần được kiểm tra trước khi thực hiện đóng hàng.

Xem thêm: Cách Đánh Dấu Vị Trí Container Trên Tàu Vận Tải Biển

3. Phân bố đều trọng lượng hàng trên mặt sàn container

K ỹ thuật đóng hàng vào container quan trọng là phân bố đều hàng hóa. Phân bố hàng hóa đều trên mặt sàn container sẽ giúp trọng lượng phân bổ đều, tránh được tình trạng trọng lượng tập trung tại một điểm gây cong vênh, nứt gãy mặt sàn hay các dầm ngang.

Để có thể phân bố hàng hóa một cách hợp lý cần biết chính xác về tình hình, đặc điểm hàng hóa, trọng lượng của hàng hóa, bao bì đóng gói,… Phân bố hàng hóa cần đảm bảo giữ cho trọng tâm của container không bị lệch, giữ mức cân bằng tốt sẽ tránh làm cho container bị trượt nghiêng, lật úp, rơi trong quá trình cẩu và vận chuyển container sau này. 

Đối với các hàng hóa là các loại máy móc có hình dạng phức tạp thì việc xác định trọng tâm là rất khó. Lúc này cần phải làm các giá đỡ, chèn đệm, chằng buộc phù hợp để cố định vị trí của hàng hóa trong container. Đối với container đóng hàng lẻ, có nhiều loại hàng cùng đóng chung một container thì phải tuân thủ quy tắc hàng nặng bên dưới, hàng nhẹ bên trên và phải đặt thêm tấm đệm lót, chằng buộc cẩn thận.

Phân bố hàng hóa đều là kỹ thuật đóng hàng vào container quan trọng.

Phân bố hàng hóa đều là kỹ thuật đóng hàng vào container quan trọng.

a. Chèn lót hàng trong container

Chèn lót hàng giúp hàng hóa tránh va chạm mạnh gây hư hỏng và có thể gây hại cho container. Chèn lót còn giúp cho việc tiết kiệm không gian của container, có thể xếp hàng thành chồng lên nhau, từ đó giảm chi phí.

Vật liệu sử dụng để chèn lót cũng cần đãm bảo vấn đề vệ sinh để không tạo môi trường cho vi khuẩn và côn trùng sinh sôi, phát triển. Một số nước nhập khẩu có quy định về việc sử dụng vật liệu chèn lót, do đó cần tham khảo trước khi lựa chọn vật liệu dùng. 

b. Gia cố hàng trong container

Gia cố hàng trong container có nghĩa là sử dụng các biện pháp để lắp đầy các khoảng trống ở giữa các kiện hàng và giữa kiện hàng với vách của container nhằm tránh va chậm, xê dịch hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Có thể sử dụng trụ gỗ, giá gỗ, chốt nêm, tấm đệm hoặc dùng dây thừng, dây xích, đai nẹp, lưới,… để buộc giữ hàng hóa.

Gia cố cần được thực hiện chắc chắn, kiên cố, không chằng buộc quá căng sẽ làm tăng áp lực đến các điểm tựa của container. Gia cố bằng cột, giá đỡ nên bố trí theo chiều dọc của container là tốt nhất.

c. Hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động

Để giảm các xung đột, áp lực và chấn động trong quá trình di chuyển cần sử dụng các vật liệu mềm dẻo, có tính đàn hồi tốt để làm vật chèn lót trong container.

Thực hiện chèn, giằng buộc cố định để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

Thực hiện chèn, giằng buộc cố định để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

d. Chống hiện tượng hàng hóa bị nóng, hấp hơi

Container đóng kín và không thể kiếm tra được nhiệt độ, độ ẩm bên trong, do đó sẽ xảy ra tình trạng hấp hơi – ngưng tụ thành giọt trên bờ mặt kết cấu bên trong của container và bề mặt hàng hóa bằng kim loại, gây hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Do đó cần có giải pháp phù hợp với từng loại hàng hóa để tránh tình trạng này.

Trên đây là những chia sẻ của TDGroup về kỹ thuật đóng hàng vào container. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về container và xuất nhập khẩu. Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích này đến người thân hay bạn bè nhé.

Trung tâm Đào tạo Thành Đạt là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo xuất nhập khẩu và Logistics cho sinh viên, người đi làm. Chương trình đào tạo thực tế 100% đảm bảo các bạn học viên có thể tìm được công việc đúng mong muốn, làm được việc tốt tại Doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp. Trung tâm tạo điều kiện tốt nhất để các bạn học viên có được môi trường học tập tốt nhất, tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân.

Liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Thông tin liên hệ: 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS THÀNH ĐẠT  – TDGroup

Hotline038 539 0088

Websitetdgroup.edu.vn

YoutubeTDIMEX – LOGISTICS HUB

Emaildb1@tdimex.edu.vn

Văn phòng đại diện: Số 13, Đường số 7, KDC CityLand Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan