CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH TRONG QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA

C/O là từ viết tắt của Certificate of Origin. C/O được nhắc đến với vai trò chủ yếu là chứng minh xuất xứ hàng hóa và hưởng thuế suất ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ được ghi trên C/O theo các hiệp định thương mại được ký kết giữa các quốc gia/liên minh/vùng lãnh thổ. Không phải có C/O hợp lệ thì hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế suất, có những mẫu C/O chỉ đơn thuần chứng minh xuất xứ. Hãy cùng nhau tìm hiểu các thuật ngữ trên C/O, Sau đây, TDgroup sẽ chia sẻ đến các bạn các thuật ngữ quan trọng trên C/O để các bạn có một kiến thức cụ thể và hiểu được rõ hơn khi tìm hiểu cũng như thực hành C/O.
Có hai loại CO chính:
     – C/O không ưu đãi: C/O chỉ chứng minh xuất xứ hàng hóa, không có giá trị hưởng thuế suất ưu đãi
    – C/O ưu đãi: C/O cho phép hàng hóa được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. C/O vừa chứng minh xuất xứ, vừa có giá trị hưởng thuế suất ưu đãi cho các hàng hóa ghi trên C/O. 

                                               Hình ảnh về C/O (nguồn: cẩm nang xnk-logistics)

  • C/O (Certificate of Origin): Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá
  • CEPT (Common Effective Preferences Tariff): thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
  • CTC (Change Tariff Code): Chuyển đổi mã số HS CODE của hàng hóa bao gồm:
    + CC (Change in Chapter – Chuyển đổi Chương) CC nghĩa là tất cả nguyên 
    liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải 
    trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 2 (hai) số (chuyển 
    đổi Chương).
    + CTH (Change in Tariff  Heading – Chuyển đổi Nhóm) CTH nghĩa là tất cả 
    nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa 
    phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 (bốn) số (chuyển 
    đổi Nhóm).
    + CTSH (Change in Tariff Sub-Heading – Chuyển đổi Phân nhóm) CTSH nghĩa 
    là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất 
    ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 6 
    (sáu) số (chuyển đổi Phân nhóm).
    
  • CERTIFIED TRUE COPY – Bản sao chứng thực
  • CMT (Cut, Make, Trim) Cắt may khâu hoàn thiện sản phẩm.
  • eC/O (electricity Certificate of Origin): Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử.
  • EOCVS (Electricity Origin Certificate Verification System) Hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử
  • FTA (Free Trade Agreement): Hiệp định/ Khu vực Thương mại Tự do.
  • HS (Harmonized System) -Hệ thống hài hòa hóa 
  • ISSUED RETROACTIVELY– được cẤp có hiệu lực trở về trước
  • GR (General Rule): Quy tắc xuất xứ chung
  • GSP (General System of Preferences) HỆ THỐNG ƯU ĐÃI PHỔ CẬP; HỆ THỐNG ƯU ĐÃI CHUNG
  • LVC (Local Value Content)  – hàm lượng giá trị khu vực (không dưới bốn mươi phần trăm (40%)
  • OCP (Operational Certification Procedures) Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
  • OC (Origin Criterion): Tiêu chí xuất xứ 
  • PE (Goods Produced Entirely in the territory of one or both parties, exclusively from originating materials from  one or both parties) có nghĩa là được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu “có xuất xứ”.
  • PSR (Product Specific Rules) – Quy tắc cụ thể mặt hàng
  • ROO (Rules of origin): Quy tắc xuất xứ.
  • RVC (Regional Value Content) – Hàm lượng Giá trị Khu vực FTA
  • REX (Registered Exporter System): cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  •  SC (Self-Cert): TCNXX – Tự chứng nhận xuất xứ
  • VAC (Value Added Content): Hàm lượng Giá trị Gia tăng.
  • VNM (Value of Non-originating Materials) được hiểu là giá trị nguyên vật liệu đầu vào không có xuất xứ có thể là: (i) giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của nguyên vật liệu, phụ tùng-bộ phận hoặc hàng hóa; hoặc (ii) giá nguyên vật liệu, phụ tùng-bộ phận đầu vào hoặc hàng hóa chưa xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của một nước nơi thực hiện các công đoạn gia công, chế biến.
  • VOM (Value of Originating Materials) được hiểu là giá trị nguyên liệu, vật liệu đầu vào có xuất xứ bao gồm: nguyên  vật liệu có xuất xứ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, chi phí vận tải và  lợi nhuận;
  • WO (Wholly Obtained) – nghĩa là hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên
  • DUPLICATE OF THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER – khi thay đổi bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ.
  • ISSUED IN SUBSTITUTION FOR THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER – khi cấp thay thế bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ.
  • Back to Back/ Movement Certificate: Trường hợp hàng được cấp C/O giáp lưng
  • Bản gốc (Original): Màu tím nhạt (light violet)
  • Bản sao thứ hai (Duplicate) Màu da cam (Orange)
  • Bản sao thứ ba (Triplicate) Màu da cam (Orange)
  • Bản sao thứ tư (Quadruplicate) Màu da cam (Orange)
  • Ô số 13:

– Đánh dấu √ vào ô “Third Country Invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba không phải là nước thành viên, hoặc bởi một công ty có trụ sở tại một nước ASEAN đối với lô hàng của công ty được chỉ định giao hàng. Các thông tin như tên và nước của công ty phát hành hóa đơn nêu trên cần ghi vào ô số 7.

– Đánh dấu √ vào ô “Back-to-Back CO” trong trường hợp tổ chức cấp C/O của nước trung gian cấp C/O giáp lưng theo Điều 11 của Phụ lục 7.

– Đánh dấu √ vào ô “Exhibitions” trong trường hợp hàng hóa gửi từ nước thành viên xuất khẩu để tham gia
triển lãm tại một nước khác và được bán trong quá trình hoặc sau triển lãm để nhập khẩu vào một nước thành viên theo Điều 22 của Phụ lục 7, đồng thời ghi tên và địa chỉ của nơi triển lãm vào ô số 2.

– Đánh dấu √ vào ô “Issued Retroactively” trong trường hợp cấp C/O được cấp sau do sai sót hoặc vì lý do
chính đáng khác theo khoản 2 Điều 10 của Phụ lục 7.

– Đánh dấu √ vào ô “Accumulation” trong trường hợp hàng hoá có xuất xứ của một nước thành viên được sử. dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

– Đánh dấu √ vào ô “Partial Accumulation” trong trường hợp hàm lượng giá trị khu vực của nguyên liệu nhỏ
hơn 40% nhưng lớn hơn 20% và C/O được cấp nhằm mục đích cộng gộp theo khoản 2 Điều 6 của Phụ lục 1.

– Đánh dấu √ vào ô “De Minimis” nếu hàng hóa không thoả mãn tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa vì lý do
có một số nguyên liệu có mã số HS trùng với mã số HS của sản phẩm nhưng tỉ lệ trùng này không vượt quá 10% giá trị FOB của sản phẩm theo như quy định tại Điều 9 của Phụ lục 1.

CÁC HIỆP ĐỊNH
1. AANZFTA: ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Agreement Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di Lân
2. ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ATIGA (ASEAN Trade in Goods Agreement) Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN
3. ACFTA (ASEAN-China Free Trade Area) Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc
4. AHKFTA (ASEAN – Hong Kong, China Free Trade Area)Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hồng Kông, Trung Quốc
5. AIFTA (ASEAN–India Free Trade Area) Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ
6. AJCEP (ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership) Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản
7. AKFTA (ASEAN-Korea Free Trade Area) Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc
8. VCFTA (Vietnam – Chile Free Trade Agreement) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi -lê
9. VJEPA (Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement) Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
10. VKFTA (Vietnam- Korean Free Trade Area) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc
11. VN-EAEU FTA (Vietnam and Economic ASIA EUROPE Union Free Trade Agreement) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu
12. CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific PartnershipHiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
13. EVFTA (European-Vietnam Free Trade Agreement) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

  • WTO (World Trade Organization) Tổ chức Thương mại Thế giới  
  • WCO (World Customs Organization) Tổ chức Hải quan Thế giới

Nguồn sưu tầm (cẩm nang xnk-logistics)

Trung tâm đào tạo NNL Logistics Thành Đạt (TDgroup logistics training center)

https://tdgroup.edu.vn

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan