Khoảng trống đào tạo nhân lực logistics

Nhìn chung, có một khoảng trống rất lớn giữa những đòi hỏi của nền kinh tế đang phát triển theo hướng hội nhập quốc tế so với khả năng đào tạo, huấn luyện hiện tại về logistics.

Nhu cầu đào tạo trong hội nhập

Hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố quan trọng phát triển ngành Logistics và ngược lại – hội nhập sâu rộng và hiệu quả đòi hỏi phải có ngành logistics phát triển. Trong nền kinh tế hội nhập, các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ được quốc tế hóa.

Thực tế này đòi hỏi nguồn nhân lực chuyên nghiệp, làm việc với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, kiến thức, kỹ năng và các thông tin liên quan phải được liên tục cập nhật. Logistics là một trong các ngành có yêu cầu cao nhất về vấn đề này.

Để có một ngành dịch vụ Logistics phát triển, quá trình đào tạo cần được triển khai đầy đủ ở 3 nhóm đối tượng chính:

Đầu tiên là người cung cấp dịch vụ Logistics phải biết rõ bản chất, các nguyên lý và các vấn đề thực tiễn của dịch vụ Logistics vốn rất đa dạng và không ngừng phát triển, không chỉ trong phạm vi một nước mà trên toàn thế giới;

Thứ hai là người sử dụng dịch vụ, là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc nhiều ngành nghề khác nhau phải biết cách sử dụng Logistics như một công cụ để vận hành hiệu quả các chuỗi cung ứng sản phẩm & dịch vụ của mình;

Cuối cùng là người quản lý và hoạch định chính sách cần hiểu rõ hơn về bản chất, vai trò, thực trạng của ngành Logistics để đưa ra những chính sách và phương hướng phát triển ngành, xây dựng thể chế và luật pháp phù hợp với sự phát triển của ngành Logistics hiện đại.

Các chương trình đào tạo phải được thiết kế riêng cho các cấp nhân sự khác nhau bao gồm cấp quản trị, quản lý điều hành và nhân viên.

Cả nước hiện nay có khoảng 1200 DN tham gia lĩnh vực Làm dịch vụ Logistics, nhưng nguồn nhân lực chuyên sâu đáp ứng cho các công ty này chỉ chiếm 30-40%, do vậy, vẫn còn thiếu một lượng rất lớn Nguồn nhân lực chuyên sâu về Logistics để cung cấp cho thị trường này!

Hiện trạng đào tạo logistics

Tính đến thời điểm này, Việt Nam chưa có trường đại học nào có chuyên khoa Logistics. Ở các trường Đại học, đào tạo về logistics và quản lý chuỗi cung ứng là các chương trình thuộc các khoa kinh tế vận tải, nghiệp vụ ngoại thương, thương mại và du lịch,… Ngoài ra, có một số Hiệp hội và các nhóm doanh nghiệp tổ chức đào tạo ngắn hạn thực hiện theo phương thức hợp tác với đối tác nước ngoài hay các giảng viên tự do.

Các vấn đề đáng quan tâm nhất là: Chưa có một chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực Logistics phù hợp với nền kinh tế hội nhập; Chưa có một đội ngũ cán bộ giảng dạy về Logistics có kiến thức chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm thực tế; Chưa có hệ thống Chuẩn Kỹ năng làm cơ sở cho việc thiết kế các chương trình đào tạo và giáo trình cho các vị trí công việc trong ngành Logidtics;

Nhìn chung, có một khoảng trống rất lớn giữa những đòi hỏi của nền kinh tế đang phát triển theo hướng hội nhập quốc tế so với khả năng đào tạo, huấn luyện hiện tại về Logistics.

Để đáp ứng yêu cầu khách quan của sự phát triển ngành Logistics hiện nay, nhất là yêu cầu bức xúc của các doanh nghiệp ngành Logistics, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam đã thành lập Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics.

Hiện tại Viện đã hợp tác với Hội đồng Cố vấn Giáo dục và Đào tạo của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) để đào tạo chương trình FIATA Diploma về “Quản lý Giao nhận Vận tải Quốc tế” với bằng Diploma được công nhận trên toàn thế giới, Viện cũng tham gia trực tiếp trong Tiểu ban Giáo dục và Đào tạo của Hiệp hội Giao nhận các nước ASEAN (AFFA) để xây dựng chương trình đào tạo Logistics chung cho các thành viên ASEAN.

Có thể nói, Viện Nghiên cứu Và Phát triển Logistics là viện chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam, có năng lực tập hợp các nguồn lực, thực hiện nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ, đóng góp tích cực cho quá trình phát triển ngành Logistics Việt Nam đạt ngang tầm khu vực và thế giới.

Giải pháp gỡ khó

Để giải quyết những vấn đề đáng quan tâm nêu trên, Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics có một số đề xuất dưới đây.

Đối với Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Logistics với các biện pháp cụ thể sau: Xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo chính quy với nhiều trình độ khác nhau cho các nhóm nghề nghiệp trong ngành Logistics, thích ứng nhu cầu thực tế và đạt trình độ được quốc tế công nhận; Thiết lập Hệ thống Chứng nhận năng lực cấp quốc gia về Logistics đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực cho người lao động hoạt động trong ngành thương mại và vận tải quốc tế.

Đối với những địa phương có tiềm năng phát triển dịch vụ cảng biển và logistics như Bà Rịa Vũng Tàu nên chú trọng huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực xây dựng chính sách và biện pháp, tổ chức và quản lý các trung tâm Logistics hiện đại với những kiến thức về tổ chức và quản lý khai thác cảng biển, quản trị chiến lược logistics, quản trị chuỗi cung ứng và quản lý thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó, các địa phương này cần Có biện pháp hỗ trợ thực hiện ngay một chương trình huấn luyện nhận thức về quản trị Logistics và Chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp trên địa bàn, hỗ trợ quá trình đào tạo chuyên sâu về giao nhận vận tải quốc tế, tổ chức quản lý & khai thác cảng biển, tổ chức chuyên chở hàng hóa bằng container, xây dựng một chiến lược dài hạn phát triển nguồn nhân lực trẻ trong tương lai.

Theo Thuongmai.vn

Tdgroup.edu.vn

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan