Ngành Logistics Là Gì? Học Gì? Cơ Hội Phát Triển Nào Cho Giới Trẻ?

Ngành Logistics còn khá mới ở thị trường Việt Nam nhưng đang dần khẳng định được vai trò của mình trong sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước. Logistics đang được nhà nước ưu tiên hỗ trợ phát triển, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Vậy ngành Logistics được hiểu như thế nào? Những lĩnh vực hoạt động trong ngành Logistics là gì? Cơ hội phát triển của giới trẻ trong lĩnh vực này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết trong bài viết sau đây của TDGroup nhé!

Ngành Logistics là gì?

Ngành logistics là một lĩnh vực về quản lý, vận chuyển, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến hàng hóa và dịch vụ từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động trong lĩnh vực Logistics rất đa dạng không chỉ là vận chuyển mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác như đóng gói, lưu trữ, quản lý kho, xử lý đơn hàng, và các dịch vụ liên quan đến thông tin như theo dõi và quản lý dữ liệu.

Ngành logistics hoạt động với mục đích tối ưu hóa hiệu suất của chuỗi cung ứng để đảm bảo rằng hàng hóa và dịch vụ được cung cấp đúng cách, đúng thời điểm và với chi phí hợp lý. Những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ Logistics sẽ phải lên kế hoạch cụ thể và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ theo yêu cầu mà khách hàng đặt ra. Mọi công ty làm trong lĩnh vực logistics đều phải cố gắng thay đổi chính mình và luôn chú trọng đến các yếu tố sau để tăng năng lực cạnh tranh của công ty như: số lượng, chất lượng, thời gian và cuối cùng là giá cả dịch vụ.

Chức năng của ngành Logistics không chỉ là giao nhận, vận tải mà còn bao gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng… Nếu làm tốt về Logistics, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho công ty.

Sinh viên ngành Logistics sẽ học gì?

Các trường đại học hiện nay đào tạo rất nhiều ngành chuyên sâu về Logistics như: Vận tải đa phương thức, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý kho, quản trị logistics,… Các Trường Đại học đào tạo ngành đào tạo theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm tốt các vị trí công việc trong ngành Logistics.

Trong chương trình đào tạo của các Trường Đại học, sinh viên cũng được học những kiến thức marketing quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải một cách tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.

Cụ thể hơn,

Về kiến thức chuyên ngành, sinh viên được biết chuyên sâu về kinh tế logistics, quản trị nhân sự, luật vận tải, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức.

Về kỹ năng chuyên môn sinh viên có thể tham gia lập kế hoạch, tổ chức, điều hành dịch vụ vận tải đa phương thức. Thực hành nghiệp vụ giao nhận vận tải đa phương thức. Có khả năng phân tích luồng hàng, xác định nhu cầu khách hàng, qui hoạch trung tâm phân phối và quản trị qui trình phân phối từ trung tâm đến khách hàng.

Sinh viên các chuyên ngành Logistics sau khi tốt nghiệp có thể lập kế hoạch và tổ chức công tác đóng gói, kho bãi, xếp dỡ, giao nhận, vận tải và cung ứng; thực hành nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp; lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hiệu quả của hoạt động logistics và vận tải đa phương thức, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược; thiết kế mạng lưới logistics; xây dựng qui trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng.

Các công việc và cơ hội phát triển cho sinh viên ngành Logistics

Với các kiến thức và kỹ năng như trên, một sinh viên chuyên ngành Logistics sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp, đặc biệt là trong thời đại hội nhập hiện nay. Bạn có thể làm việc tại các Công ty Dịch vụ Logistics hoặc tại các công ty sản xuất với nhiều vị trí khác nhau như:

1. Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff)

Nhân viên vận hành kho là vị trí thường xuyên được các Doanh nghiệp tuyển dụng. Công việc chính của vị trí này sẽ liên quan đến việc lưu trữ, bảo quản và vận chuyển hàng hóa trong kho. Do tính chất công việc vị trí này thường ưu tiên nam giới nhiều hơn.

Công việc chính:

– Nhận hàng về kho, kiểm tra hàng hóa, phân loại hàng hóa, lưu trữ hàng hóa.

– Nhập liệu thông tin hàng hóa, gắn tem phân loại, sắp xếp hàng hóa khoa học.

– Quản lý hàng hóa ra vào kho bãi, quản lý các thiết bị, tài sản trong kho.

Kỹ năng cần thiết:

– Kỹ năng vận hành các máy móc, thiết bị trong kho.

– Kỹ năng kiểm tra, phân loại hàng hóa.

– Kỹ năng sắp xếp, bố trí hàng hóa trong kho khoa học, hợp lý, giúp cho công tác quản lý được dễ dàng hơn.

– Kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc hiệu quả.

Mức lương trung bình: 8-15 triệu đồng/tháng

2. Nhân viên kinh doanh (Sales staff)

Nhân viên kinh doanh là công việc có mức thu nhập cao, nhiều áp lực và có nhu cầu tuyển dụng rất cao ở các Doanh nghiệp. Nhân viên kinh doanh có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.

Công việc chính:

– Tìm hiểu nhu cầu của thị trường.

– Tìm kiếm khách hàng mới cho công ty.

– Tư vấn, thương lượng và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.

– Lập hợp đồng, đàm phán giá cả, thực hiện hợp đồng, theo dõi và chăm sóc khách hàng.

Kỹ năng cần thiết:

– Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt.

– Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng.

– Kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt.

– Kiến thức về logistics, thị trường.

Mức lương trung bình: 10-20 triệu đồng/tháng

3. Nhân viên chứng từ (Document staff)

Nhân viên chứng từ là vị trí liên quan đến công tác lập hồ sơ, chứng từ, thực hiện các thủ tục hải quan có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, logistics của Doanh nghiệp. Đây là vị trí quan trọng, đòi hỏi người đảm nhận có kiến thức chuyên môn cao và tỉ mỉ, chính xác trong công việc.

Công việc chính:

– Thực hiện soạn thảo, lập các loại giấy tờ, hồ sơ, chứng từ.

– Xử lý các thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

– Quản lý giầy tờ, theo dõi tình trạng hàng hóa, thông tin vận chuyển.

Kỹ năng cần thiết:

– Kỹ năng soạn thảo văn bản, lập hồ sơ.

– Kiến thức về thủ tục hành chính, hải quan, xuất nhập khẩu.

– Kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học văn phòng.

Mức lương trung bình: 7-12 triệu đồng/tháng

4. Nhân viên cảng (Port staff)

Nhân viên cảng sẽ chịu trách nhiệm cho các công việc liên quan đến việc tiếp nhận, kiểm tra, bốc xếp, dỡ hàng hóa tại cảng. Thường xuyên phải làm việc ngoài trời nên có yêu cầu cao về sức khỏe, trách nhiệm, sự cần cù và siêng năng, do đó thường tuyển dụng nam giới nhiều hơn.

Công việc chính:

– Tiếp nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

– Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu.

– Thực hiện bốc xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống tàu, xe.

– Lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa đúng tiến độ.

Kỹ năng cần thiết:

– Kỹ năng vận hành xe nâng, máy móc thiết bị trong cảng.

– Kỹ năng kiểm tra, phân loại hàng hóa.

– Kỹ năng sắp xếp, bố trí hàng hóa trong kho.

– Kỹ năng làm việc nhóm tốt.

Mức lương trung bình: 8-15 triệu đồng/tháng

5. Chuyên viên thu mua (Purchasing staff)

Chuyên viên thu mua là người đảm nhận các công việc tìm kiếm nhà cung cấp, so sánh, đánh giá, đàm phán, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất để ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm/dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Doanh nghiệp.

Công việc chính:

– Tìm kiếm nhà cung cấp, thực hiện đàm phán giá cả, ký kết hợp đồng.

– Theo dõi tiến độ đơn hàng, chất lượng hàng hóa.

– Quản lý kho bãi nguyên vật liệu.

– Quản lý hàng tồn, kịp thời lên kế hoạch, thu mua hàng hóa đúng theo kế hoạch sản xuất của Doanh nghiệp.

Kỹ năng cần thiết:

– Kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt.

– Kỹ năng phân tích, đánh giá thị trường.

– Kiến thức về logistics, thương mại.

– Kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc hiệu quả.

Mức lương trung bình: 10-20 triệu đồng/tháng

Trên đây là 5 vị trí công việc trong ngành logistics phổ biến, có nhu cầu tuyển dụng cao, hấp dẫn người lao động nhất hiện nay. Nếu bạn có đam mê và mong muốn theo đuổi ngành này, hãy trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể thành công.

Xem thêm: Học Ngành Logistics Ra Trường Làm Gì? Cơ Hội Việc Làm Cho Người Trẻ

 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của TDGroup bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích và thiết thực về ngành Logistics. Các bạn sinh viên có nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành, học thực chiến để tích lũy kinh nghiệm hãy tham khảo các khóa học thực tế tại Doanh nghiệp của TDGroup. Trung tâm có nhiều năm tổ chức các Khóa Đào tạo chuyên sâu, thực tế, được giảng dạy bởi các nhân sự của Doanh nghiệp Logistics nhiều năm kinh nghiệm sẽ giảng dạy, chia sẻ, giúp các bạn sinh viên có thêm nhiều kiến thức hữu ích để các bạn hoàn thành chương trình học, thực tập và có thể làm việc tốt khi đi làm sau này. 

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Thông tin liên hệ: 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS THÀNH ĐẠT  – TDGroup

Hotline038 539 0088

Websitetdgroup.edu.vn

YoutubeTDIMEX – LOGISTICS HUB

Emaildb1@tdimex.edu.vn

Văn phòng đại diện: Số 13, Đường số 7, KDC CityLand Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM.

Cơ sở: 55 Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan