SWITCH BILL OF LADING

Trong thương mại quốc tế, việc kinh doanh mua bán giữa Nhà xuất khẩu và người nhập khẩu biết nhau, gặp nhau, giới thiệu để đối tác biết thông tin về mình là chuyện bình thường và được quảng bá hình ảnh công ty cũng như hàng hóa rất mạnh mẽ. song song với những giao dịch như thế, còn có những giao dịch thương mại quốc tế mà người mua và người bá thực sự đôi khi hoặc không muốn đối tác biết về mình, hoặc che giấu thông tin thật về hàng hóa, hoặc làm cho quá trình kinh doanh hàng hóa được giao nhận và làm thủ tụ dễ hơn,… khi này h5 hay dụng Switch bill of lading.
Switch Bill là gì?
Switch Bill một dạng vận đơn, là một thuật ngữ về cách sử dụng vận đơn bằng cách chuyển đổi từ bộ vận đơn này thành bộ vận đơn khác theo yêu cầu của người gửi hàng.
Việc switch B/L này thường được sử dụng trong các trường hợp mua bán tay ba “Cross trade” hay còn gọi là “Triangle” nhằm mục đích thuận lợi cho việc thanh toán tiền hàng, che giấu xuất xứ hàng hoá, che giấu người bán hàng (thường là nhà sản xuất), đôi khi nó còn được dùng vào việc tránh thuế, hoặc tìm cách giảm thuế với hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu cũng như các qui định khác của các quốc gia mà hàng được luân chuyển.
a. Tránh lộ thông tin về người bán hàng :
Hàng sẽ được vận chuyển trực tiếp bằng container đường biển từ quốc gia mà nhà sản xuất đến địa điểm giao hàng tại Châu Âu nhưng để tránh cho Người mua hàng cuối cùng tại Châu Âu biết về nguồn gốc hàng hoá và đề phòng việc người mua hàng cuối cùng sẽ liên lạc với nhà sản xuất để mua hàng trực tiếp thì Nhà buôn trung gian yêu cầu hãng tàu đổi bộ vận đơn khác cho mình và trong đó có thay đổi một số thông tin như cảng xếp hàng, tên shipper,….
b. Thuận tiện cho việc thanh toán :
Nhà buôn trung gian thanh toán cho Người bán hàng và Người mua cuối cùng thanh toán cho Nhà buôn trung gian vì vậy phải có ít nhất 2 bộ vận đơn mới thanh toán được (đặc biệt là việc thanh toán sử dụng Back-to-Back Letter of Credit nhưng trong thực tiễn thì hãng tàu chỉ có thể chấp nhận phát hành cho 1 lô hàng 1 bộ vận đơn duy nhất mà thôi). Vì vậy, phải dùng biện pháp Switch Bill có nghĩa là sau khi Nhà buôn trung gian đã thanh toán tiền hàng cho Người bán hàng thì Nhà buôn này sẽ có được bộ vận đơn trong tay và giao nộp bộ vận đơn này cho hãng tàu rồi yêu cầu hãng tàu đổi sang (switch) bộ vận đơn khác với tên Shipper và tên Consignee khác để dùng nó thanh toán với Người mua hàng ở Châu Âu.

Hình ảnh học viên TDgroup học thực tế tại dn dv logistics

c. Giảm thuế và các qui định khác :
Trong nhiều trường hợp do các chính sách về thuế và các qui định khác của các quốc gia, Người mua hàng và Người bán hàng phải tìm cách “lách luật” bằng biện pháp Switch Bill. Ví dụ như hàng của quốc gia A khi bán vào quốc gia C sẽ bị đánh thuế với thuế xuất cao nhưng hàng của quốc gia B bán cho quốc gia C thì lại được ưu đãi về thuế quan nên nhiều khi Người bán và Người mua hàng thường sử dụng cách này để giảm thuế. Đây là cách Switch Bill không chính thức nhưng có thể lại là phương pháp mà nhiều người muốn sử dụng nhất.
Trên đây chỉ là ví dụ minh họa về thế nào thì được gọi là switch B/L và người ta dùng switch B/L để làm gì. Ngoài các ví dụ ở trên thì có thể sẽ còn nhiều phương thức khác tuỳ theo yêu cầu của mỗi người nhưng một điểm rất chú ý  là việc sử dụng switch B/L có thể là hành vi vi phạm pháp luật và nhất thiết phải được đồng ý của hãng tàu (Shippping line) nếu sử dụng Master Bill và của đại lý giao nhận (Freight Forwader) vì họ có thể không chấp nhận Switch Bill để tránh rủi ro cho mình.
Việc sử dụng hình thức thay đổi nội dung vận đơn (Switch Bill) để che dấu nguồn gốc xuất xứ hàng hoá nhằm mục đích lách luật (hưởng ưu đãi thuế, lách các rào cản thương mại v.v) trên góc độ lý thuyết là có thể xảy ra nhưng thực tế rất khó khả thi.
Mai Thành – CEO TDgroup
Sưu tầm tại AVINA logistics!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan