Container Terminal Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Container Terminal

Container terminal (cảng chứa hàng) đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vậy cấu trúc của container terminal gồm những gì? Chức năng của cảng như thế nào? Bài viết này sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết về cấu trúc của container terminal, những yếu tố quan trọng và cách chúng hoạt động để đảm bảo sự hiệu quả trong vận chuyển và thương mại.

Container terminal là gì? Cấu trúc chi tiết của cảng

Container terminal, hay còn được gọi là cảng chứa hàng, là một cơ sở hạ tầng quan trọng trong hệ thống vận tải và logistics toàn cầu. Đây là nơi mà các container chứa hàng hóa được chuyển đến và từ tàu biển để tiếp tục hành trình qua các phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ hoặc các tuyến đường biển khác. Các container terminal thường có cấu trúc vững chắc và được trang bị các thiết bị và công nghệ hiện đại để xử lý hàng hóa một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Container terminal

Container terminal là cảng chứa hàng hóa xuất nhập khẩu.

Đây là nơi hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới được tập trung, quản lý và chuyển giao, giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển và đảm bảo rằng hàng hóa có thể di chuyển một cách hiệu quả qua các phương tiện vận tải khác nhau. Điều này giúp giảm thời gian vận chuyển và tối ưu hóa hiệu suất.

Container terminal có được khai thác hiệu quả hay không được quyết định bởi một phần không nhỏ từ sự bố trí mặt bằng chung của tổng thể của cảng (Layout of container terminal). Vậy cấu trúc của một container terminal gồm những thành phần nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cách bố trí các thành phần này?

1. Cầu Cảng (Quay Crane)

Cầu cảng là một phần quan trọng trong cấu trúc của container terminal với vai trò tiếp nhận tàu và thực hiện các công việc như cho tàu cập, rời cầu tàu, buộc và cởi dây neo tàu, xếp dỡ hàng hóa cho tàu,…  Đây là loại cần cẩu lớn được thiết kế để phục vụ cho các hoạt động xếp dỡ theo phương thẳng đứng hoặc xếp dỡ những hàng hóa có bánh lăn. Cầu tàu có khả năng di chuyển qua lại trên đường ray, giúp di chuyển container từ tàu biển đến bãi container và ngược lại. Hiện nay hệ thống này được điều khiển bằng máy tính để đảm bảo độ chính xác và tốc độ cao trong quá trình xử lý.

Container terminal

Cầu cảng giúp cho tàu cập bến, xếp dỡ hàng hóa tại cảng.

2. Bãi Container (Yard)

Bãi container là nơi hàng hóa được tạm giữ và phân loại. Các bãi container cần được thiết kế đảm bảo cho quá trình vận hàng có thể dễ dàng quản lý, giúp tối ưu hóa không gian và thời gian xử lý hàng hóa tại đây. Bãi container sẽ gồm:

Khu bãi chứa container hàng xuất khẩu (sẽ xếp lên tàu container): Bãi chứa được bố trí ngay khu vực gần tuyến cầu tàu nhằm thuận tiện cho quá trình xếp container hàng xuất từ bãi lên tàu và không bị ảnh hưởng đến quá trình xếp dỡ đối với container hàng nhập giao nhận đối cho khách hàng.

Khu vực bãi chứa container hàng nhập (sau khi dỡ từ tàu container xuống): Bãi được bố trí ngay sau các khu vực bãi container hàng xuất, các bãi container hàng nhập thường nằm tuyến hậu phương của cảng, gần các khu vực CFS, kho hàng lẻ, Depot rỗng,…

Khu vực bãi container rỗng (nơi chứa các container rỗng sau khi rút ruột hàng hóa xong): Khu vực bãi này thường được bố trí sát ngay khu CFS và kho hàng lẻ nhằm thuận tiện cho công tác rút ruột hàng hóa và luân chuyển vỏ container được hiệu quả hơn.

Khu vực bãi container lạnh, hàng đặc biệt, nguy hiểm, đổ vỡ,…: Bãi được bố trí ở một khu vực riêng nhằm để phục vụ chuyên biệt cho các loại container, hàng hóa này: container lạnh phải có thiết bị phát điện và có ổ cắm điện; container nguy hiểm phải để cách ly, có biển báo khu vực nguy hiểm và phải đặt bảng yêu cầu đối với công nhân thực hiện đầy đủ các bước công việc khi thao tác xếp dỡ đối với loại hàng này; container đặc biệt như hàng quá khổ phải đóng rút riêng, xếp dỡ riêng cũng nên để tách biệt nhằm thuận lợi cho công tác lưu bãi, bảo quản và giao nhận.

Container terminal

Bãi container là nơi lưu trữ, phân loại và xử lý hàng hóa.

3. Đường giao thông trong cảng

Thiết kế đường giao thông trong Container terminal cần phải đảm bảo sự thông thoáng, đảm bảo độ rộng cần thiết cho các thiết bị, phương tiện di chuyển cũng như tác nghiệp. Hệ thống đường giao thông nên được thiết kế và quy hoạch theo hướng một chiều nếu có thể, hạn chế tối đa các đoạn đường giao nhau của các phương tiện vận chuyển cũng như các thiết bị xếp dỡ trong cảng nhằm tránh xảy ra các tai nạn làm mất an toàn cảng biển.

Container terminal

Hệ thống giao thông trong cảng đảm bảo phương tiện di chuyển thuận tiện, an toàn.

4. Khu vực CFS, Kho hàng lẻ

Khu vực CFS thường bố trí gần các bãi container hàng nhập, bãi rỗng để thuận tiện trong quá trình đóng và rút ruột hàng hóa trong container. Khu bãi này thường sẽ được thiết kế gần đường giao thông nội địa, có cổng riêng cho các xe tải ra vào để giao nhận hàng lẻ.

5. Khu vực cổng kiểm soát container vào và ra khỏi cảng bằng đường bộ

Khu vực kiểm soát được thiết kế thuận tiện cho việc ra vào cảng được nhanh chóng, an toàn và kiểm soát hiệu quả. Hiện nay các công nghệ hiện đại đã được ứng dụng vào để quản lý và kiểm soát an ninh tại cảng được tốt nhất:

– Hệ Thống Quản Lý Terminal (TOS): Giúp theo dõi vị trí của từng container, lên lịch và điều phối các hoạt động trong terminal. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu thời gian chờ đợi.

– Công Nghệ IoT (Internet of Things):Công nghệ IoT giúp cung cấp thông tin chính xác và kịp thời về vị trí và tình trạng của container. Các cảm biến được sẽ được đặt trên container và trên cơ sở hạ tầng để giúp theo dõi tình trạng của hàng hóa và tăng cường an ninh tại cảng.

6. Khu thủ tục thông quan hàng hóa

Khu vực này được bố trí ngay khu vực công kiểm soát container và khu vực chờ đỗ xe của chủ hàng nhằm giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc thông quan, cũng như nghĩa vụ đối với cảng để tiến hành giao nhận container hàng với cảng.

7. Khu sửa chữa container và các thiết bị trong cảng

Đây là khu vực được bố trí để phục vụ các hoạt động sửa chữa, bào trì, bảo dưỡng các trang thiết bị của cảng cũng như container khi bị hỏng, rách vỡ, móp méo,…

Container terminal

Cảng có nhiều khu chức năng riêng như khu sửa chữa container và thiết bị.

Xem thêmSo sánh khác biệt giữa Kho ngoại quan, Kho CFS và Kho Bảo Thuế

Các chức năng của container terminal

Dưới đây là một số chức năng chính của loại hình cảng này:

1. Xử lý, lưu trữ và giao nhận container

Giao – Nhận Container: Container terminal là cảng tiếp nhận container từ tàu biển về bãi lưu trữ và ngược lại, đảm bảo hàng hóa được chuyển giao đúng, nhanh chóng, hiệu quả.

Xử lý container: Tập trung, phân loại, xử lý hàng hóa dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Lưu trữ container: Lưu trữ container hàng hóa an toàn, quản lý hiệu quả, dễ dàng tìm kiếm.

2. Kiểm tra và bảo dưỡng container

Kiểm tra an toàn: Cảng có khu vực kiểm tra an ninh hàng hóa container để đảm bảo rằng không có chứa vật phẩm cấm và tuân thủ các quy tắc an toàn trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị: Bảo dưỡng, kiểm tra container, các thiết bị của cảng nhằm đảm bảo các thiết bị luôn an toàn, hiệu quả khi sử dụng.

Container terminal

Container terminal có nhiều chức năng khác nhau.

3. Kết nối các phương tiện vận tải với nhau

Trung chuyển hàng hóa, kết nối các phương tiện vận tải với nhau, đảm bảo sự liên kết mạch lạc giữa vận tải đường biển và vận tải đường sắt/đường bộ.

4. Quản lý container và dữ liệu hiệu quả

– Sử dụng hệ thống quản lý để theo dõi vị trí, tình trạng và lịch trình của từng container.

– Theo dõi và quản lý dữ liệu về hàng hóa, vận chuyển và các thông tin khác liên quan đến quá trình làm việc.

– Sử dụng hệ thống quản lý để lên lịch và điều phối container hiệu quả, giảm thời gian chờ đợi và tối ưu hóa quy trình xử lý hàng hóa..

6. Đảm bảo an ninh và tuân thủ các quy tắc quốc tế

– Kiểm soát an ninh của cảng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi giao nhận, trung chuyển, lưu trữ hàng hóa tại đây.

– Thực hiện các biện pháp để tuân thủtheo các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế về vận chuyển hàng hóa, đảm bảo không có hàng hóa bị cấm lưu chuyển qua cảng.

Container terminal

Cảng đảm bảo cho hàng hóa được lưu thông hiệu quả, nhanh chóng và an toàn.

Container terminal chủ yếu tập trung vào việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển và làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại hình cảng này. Các bạn có thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè để cùng tham khảo nhé!

Các bạn có nhu cầu học nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics từ cơ bản đến nâng cao hãy tham khảo các chương trình học tại Trung tâm Đào tạo Logistics Thành Đạt. Cam kết học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ có kinh nghiệm thực tế, tự tin ứng tuyển tại các Doanh nghiệp Logistics. Đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm và tâm huyết trong nghề sẽ giúp bạn có được những kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm làm việc để bạn vững vàng hơn khi đi làm sau này.

Liên hệ theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Thông tin liên hệ: 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS THÀNH ĐẠT  – TDGroup

Hotline038 539 0088

Website: tdgroup.edu.vn

YoutubeTDIMEX – LOGISTICS HUB

Emaildb1@tdimex.edu.vn

Văn phòng đại diện: Số 13, Đường số 7, KDC CityLand Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM.

Cơ sở: 55 Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan