So sánh khác biệt giữa Kho ngoại quan, Kho CFS và Kho Bảo Thuế

          Hàng hóa khi chuẩn bị xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào trong nước đều phải được lưu trữ tại 1 trong 3 loại kho là Kho ngoại quan, Kho CFS và Kho bảo thuế. Vậy sự khác biệt của 3 loại hình kho này là gì? Hãy cùng TDGroup tìm hiểu những thông tin chi tiết và hữu ích nhất trong bài viết sau đây. 

So sánh điểm khác nhau của Kho ngoại quan, Kho CFS và Kho bảo thuế

Kho ngoại quan, Kho CFS và Kho bảo thuế là 3 loại hình kho quan trọng và phổ biến trong các hoạt động Xuất nhập khẩu, Logistics. Dưới đây là những sự khác biệt cơ bản nhất về khái niệm, chức năng, hoạt động, thủ tục hải quan,… của 3 loại kho này:

1. Khái niệm

Khái niệm
Kho Ngoại quan Khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm đầy đủ các thủ tục hải quan để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Kho CFS Kho thu gom hàng lẻ, gồm các kho, bãi phục vụ cho các hoạt động thu gom, chia tách hàng lẻ của nhiều chủ hàng khác nhau được vận chuyển trong cùng container.
Kho Bảo thuế Kho được các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu xin cấp phép xây dựng để chứa các nguyên liệu, vật tư được nhập khẩu từ nước ngoài về đã thông quan nhưng chưa nộp thuế.

Thẩm quyền cấp phép cho cả 3 loại hình kho này đều là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Đây cũng là cơ quan chịu trách nhiệm về việc quản lý chung cho các kho hàng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và các vấn đề liên quan khác.

Kho ngoại quan dùng để lưu trữ hàng hóa đã làm các thủ tục hải quan.

2. Chức năng

Chức năng
Kho Ngoại quan 1. Thực hiện gia cố, phân chia, đóng gói bao bì, hàng hóa, phân loại phẩm cấp và bảo dưỡng cho hàng hóa.

2. Thực hiện lấy mẫu hàng hóa để phục vụ cho các công tác quản lý và làm thủ tục hải quan.

3. Chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên khác.

4. Các kho ngoại quan chuyên dùng cho hàng hóa chất, xăng dầu trong trường hợp có thể đáp ứng được các yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành thì có thể được thực hiện việc pha chế, chuyển đổi chủng loại cho hàng hóa.

Kho CFS 1. Đóng gói, sắp xếp hàng hóa trong thời gian chờ xuất khẩu.

2. Chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu đối với hàng quá cảnh, hàng chung chuyển.

3. Chia tách lô hàng nhập khẩu trong thời gian chờ làm thủ tục nhập khẩu. Đóng ghép chung container với hàng hóa khác để xuất sang nước thứ 3 khác.

4. Thực hiện chuyển quyển sở hữu đối với hàng hóa trong thời gian lưu giữ.

5. Thực hiện các hoạt động kiểm tra thực tế hàng hóa của các cơ quan chức năng.

Kho Bảo thuế 1. Hàng hóa chỉ dùng cho việc sản xuất hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp sở hữu kho bảo thuế.

2. Hàng hóa khi đưa vào và xuất ra phải quản lý, theo dõi theo đúng quy định của luật kế toán và thống kê.

Kho CFS chuyên dùng để gom hàng lẻ từ nhiều chủ hàng.

3. Loại hàng hóa lưu trữ

Loại hàng hóa lưu trữ
Kho Ngoại quan 1. Hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, đang chờ hoàn tất các thủ tục hải quan.

2. Hàng hóa quá cảnh vào Việt Nam chờ xuất sang nước thứ 3.

3. Hàng hóa chờ xuất khẩu ra nước ngoài, đã hoàn tất các thủ tục hải quan.

4. Hàng buộc phải tái xuất.

Kho CFS 1. Hàng xuất khẩu/nhập khẩu vào thị trường Việt Nam nhưng chưa làm các thủ tục hải quan.

2. Hàng đã làm thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai nhưng đang cần chờ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.

Kho Bảo thuế Các nguyên liệu, vật tư sử dụng cho các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Hàng đã thông quan nhưng chưa nộp thuế.

Khoa bảo thuể chỉ chứa các hàng hóa dùng để sản xuất hàng xuất khẩu của Doanh nghiệp.

4. Thời hạn thuê kho

Thời hạn thuê kho
Kho Ngoại quan Không quá 12 tháng tính từ ngày hàng hóa được đưa vào kho. Có thể gia hạn khi có lý do chính đáng, thời gian gia hạn thêm không quá 12 tháng.
Kho CFS Không quá 90 ngày tính từ ngày hàng hóa được đưa vào kho. Có thể gia hạn với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nhưng không quá 90 ngày.
Kho Bảo thuế Không quá 12 tháng tính từ ngày đưa hàng hóa vào kho. Có thể tiến hành gia hạn thêm khi có lý do chính đáng, thời gian gia hạn sẽ được quyết định tùy vào nhu cầu của chu trình sản xuất.

Thời hạn thuê kho có quy định riêng với từng loại hình cụ thể.

5. Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan
Kho Ngoại quan 1. Hàng hóa khi đưa vào kho hải quan phải được chủ hàng hoặc người được ủy quyền làm thủ tục nhập kho tạo Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

2. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa ra các khu khác phải được chủ hàng/người được ủy quyền thực hiện kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

– Hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì cần phải làm các thủ tục hải quan tương tự như hàng hóa nhập từ nước ngoài. Thời điểm nhập khẩu sẽ được tính là thời điểm mà cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đã được đưa ra khỏi kho ngoại quan.

– Hàng hóa thuộc diện tái xuất thì không thể đưa trở lại vào thị trường Việt Nam.

3. Trường hợp hàng hóa đi từ cửa khẩu đến kho ngoại quan và ngược lại hoặc hàng hóa từ nội địa đến kho ngoại quan và ngược lại phải làm các thủ tục hải quan giống như hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan. Ngoại trừ các trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.

Kho CFS 1. Hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu được lưu giữ tạo kho CFS nếu quá thời hạn quy định mà chưa được đưa ra khỏi kho thì sẽ bị xử lý theo quy định  tại Điều 57 Luật Hải quan.

2. Địa điểm, hàng hóa và các hoạt động, dịch vụ thực hiện tại kho CFS phải có sự kiểm tra, giảm sát của hải quan.

3. Hàng hóa khi vận chuyển từ cửa khẩu ↔ kho CFS ngoài cửa khẩu hoặc hàng hóa vận chuyển từ kho CFS ↔ nơi làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu thì phải làm các thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra giám sát của hải quan.

4. Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa lưu giữ tại kho CFS sẽ được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật Hải quan.

Kho Bảo thuế 1. Thực hiện các thủ tục hải quan tương tự như đối với hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, không có thủ tục nộp thuế.

2. Hàng hóa được đưa vào kho bảo thuế chỉ phục vụ cho một mục đích duy nhất là sản xuất hàng xuất khẩu của chủ kho.

3. Hàng hóa trong kho phải được quản lý, theo dõi theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm: TÀI LIỆU VỀ HS CODE – C/O VÀ KHAI BÁO HẢI QUAN

Để có thể thuể kho cần làm các thủ tục hải quan theo đúng quy định.

6. Ưu điểm

Ưu điểm
Kho Ngoại quan 1. Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường trong nước đưa vào kho ngoại quan thì doanh nghiệp chưa phải nộp thuế nhập khẩu.

2. Các đơn vị làm dịch vụ kho ngoại quan có thể dễ dàng bố trí, sắp xếp hàng hóa khoa học, từ đó giúp làm giảm được chi phí, thời gian. Các doanh nghiệp khi gửi hàng tại đây cũng có thể dễ dàng theo dõi tình trạng hàng hóa của mình.

Kho CFS 1. Giúp các đơn vị vận chuyển thu gom hàng lẻ thành 1 lô hàng lớn để xuất khẩu, giúp giảm chi phí.

2. Các chủ hàng nhỏ lẻ cùng khai thác chung 1 container, một đơn vận tải sẽ giúp tiết kiệm được các chi phí và làm thủ tục hải quan được thuận tiện hơn.

Kho Bảo thuế Các doanh nghiệp lớn có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu thì các kho bảo thuế giúp đáp ứng kịp thời nguồn nguyên liệu, vật tư phục vụ cho việc sản xuất, nhưng chưa phải nộp thuế nhập khẩu.

Mỗi loại hình kho có những ưu điểm riêng giúp cho việc xử lý hàng hóa được thuận tiện nhất.

7. Khó khăn

Khó khăn
Kho Ngoại quan 1. Cần phải làm các thủ tục với Chi cục hải quan quản lý kho mỗi khi cần đưa hàng vào kho.

2. Phải kê khai thông tin hàng xuất kho khi cần đưa hàng ra nước ngoài, ra các khu phi thuế quan khác.

3. Hàng hóa buộc phải tái xuất thì không thể đưa vào Việt Nam.

4. Hàng hóa luôn phải chịu sự giám sát của hải quan khi từ nơi khác đưa vào kho và ngược lại, chỉ trừ các trường hợp đã làm thủ tục xuất/nhập khẩu và mở tờ khai vận chuyển kết hợp.

Kho CFS 1. Hàng hóa lưu kho sẽ bị xử lý theo quy định.

2. Các dịch vụ thu gom hàng hóa sẽ chịu giám sát của Hải quan.

3. Hàng xuất/nhập đều phải chịu sự quản lý của Hải quan.

Kho Bảo thuế 1. Báo cáo tình hình xuất/nhập, sử dụng kho theo mỗi Quý.

2. Lập kế hoạch sự kiến việc sử dụng kho trong thời gian tiếp theo và báo cáo với cơ quan quản lý kho.

3. Lập báo cáo việc sử dụng kho sau 31/12 hằng năm.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã có thể phân biệt được khái niệm, vai trò, thủ tục hải quan, ưu điểm,… giữa 3 loại kho ngoại quan, kho hải quan và kho bảo thuế. Mỗi loại kho sẽ có vai trò khác nhau trong các hoạt động xuất nhập khẩu, tùy vào loại hình xuất nhập khẩu, hàng hóa mà bạn lựa chọn sử dụng loại hình kho bãi phù hợp.

Để trao đổi thêm các kiến thức xuất nhập khẩu – Logistics hãy theo dõi các kênh mạng xã hội của TDGroup hoặc tham gia vào các khóa học Xuất nhập khẩu thực tế để dễ dàng tìm được công việc tốt sau khi tốt nghiệp. Trung tâm Đào tạo Nguồn Nhân lực Logistics chuyên đào tạo các khóa học ngắn hạn cho Sinh viên, Doanh nghiệp và người chuyển ngành. Chúng tôi cam kết mang đến những khóa học chất lượng, chuyên sâu và thực tế cho học viên. Những cam kết của Trung tâm cho học viên:

 

Thông tin liên hệ: 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS THÀNH ĐẠT  – TDGroup

Hotline038 539 0088

Website: tdgroup.edu.vn

Youtube: TDIMEX – LOGISTICS HUB

Emaildb1@tdimex.edu.vn

Văn phòng đại diện: Số 13, Đường số 7, KDC CityLand Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM.

Cơ sở: 55 Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan