Tỷ Giá Hối Đoái Là Gì? Các Kiến Thức Tổng Quan Bạn Cần Biết

Tỷ giá hối đoái là gì? Đặc điểm và phân loại tỷ giá hối đoái như thế nào? Phương pháp nào được dùng để xác định tỷ giá hối đoái? Những nội dung chi tiết về tỷ giá này hãy cùng TDGroup tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái hay được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Tỷ giá hối đối có thể đươc hiểu là tỷ giá của một đồng tiền này khi được quy đổi ra một đồng tiền khác. Hay cũng có thể hiểu đơn giản hơn là tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ, số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua 1 đơn vị ngoại tệ.

Cần lưu ý rằng tỷ giá hối đoái là giá trị của tiềng, không phải giá trị của hàng hóa. Tỷ giá hối đoái phản ánh giá trị của một đơn vị tiền tệ so với đơn vị tiền tệ khác. Tỷ giá hối đoái ra đời do nhu cầu giao dịch quốc tế, hoạt động trao đổi tiền tệ giữa các nước là điều không thể tránh khỏi.

Ví dụ: 1 USD = 24.000 VNĐ. Trong đó đồng tiền đứng trước (USD) được gọi là đồng tiền yết giá, và đồng tiền thứ 2 (VNĐ) được gọi là đồng tiền định giá.

Các cách phân loại tỷ giá hối đoái cơ bản

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tỷ giá hối đoái khác, dưới đây là một số cách phân loại cơ bản:

1. Giá trị tỷ giá

Có 2 loại như sau:

Tỷ giá hối đoái thực: Tỷ giá có tác động của lạm phát và sức mua của cặp tiền tệ. Tỷ giá này thể hiện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của quốc gia đó.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Đây là tỷ giá của cặp tiền tệ theo giá hiện tại, không tính đến sự ảnh hưởng của lạm phát.

2. Thời điểm giao dịch ngoại hối

Căn cứ theo thời điểm giao dịch ngoại hối có thể chia thành 2 loại gồm:

Tỷ giá mua: Tỷ giá mua vào ngoại hối được ngân hàng niêm yết.

Tỷ giá bán: Tỷ giá bán ra ngoại hối được ngân hàng niêm yết.

3. Đối tượng xác định tỷ giá

Dựa theo đối tượng xác định tỷ giá có thể chia thành 2 loại:

Tỷ giá thị trường: Tỷ giá được hình thành do quan hệ cung cầu trên thị trường.

Tỷ giá chính thức: Tỷ giá do ngân hàng trung ương xác định, công bố. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ căn cứ theo tỷ giá này để ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ.

4. Phương thức chuyển ngoại hối

Chuyển ngoại hối có 2 loại gồm thư hối và điện hối:

Tỷ giá thư hối: Tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.

Tỷ giá điện hối: Tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện, tỷ giá được niêm yết tại các ngân hàng. Tỷ giá này thường cao hơn so với thư hối.

Xem thêm: Quy Trình Thanh Toán Và Những Lưu Ý Quan Trọng Về Thư Tín Dụng LC

Các chế độ tỷ giá hối đoái phổ biến hiện nay

Chế độ tỷ giá hối đoái có thể được hiểu là cách mà một Quốc gia sử dụng để quản lý đồng tiền nội địa, đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối của quốc gia đó. Các chế độ tỷ giá hối đoái thường gặp gồm có:

1. Tỷ giá hối đoái thả nổi

Tỷ giá thả nổi hay tỷ giá linh hoạt có nghĩa là giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền được sử dụng làm tỷ giá thả nổi sẽ được gọi là đồng tiền thả nổi.

2. Tỷ giá hối đoái cố định 

Còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, lúc này giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một thước đo giá trị khác như vàng bạc. Đồng tiền được sử dụng làm tỷ giá cố định sẽ được gọi là đồng tiền cố định. 

Tỷ giá hối đoái cố định hoàn toàn trái ngược với tỷ giá hối đoái thả nổi. Trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi sẽ tốt hơn là cố định bởi tỷ giá này nhanh nhạy với thị trường ngoại hối, giúp làm dịu tác động đến từ các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài. 

3. Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết 

Đây là chế độ nằm giữa thả nổi và cố định. Thực tế cũng cho thấy không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn vì nó rất bất ổn định. Hầu hết đồng tiền sẽ sử dụng chế độ thả nổi nhưng dưới sự can thiệp của chính phủ để đồng tiền không hoàn toàn thả nổi theo thị trường mà cố định 1 phần. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 

Có nhiều yếu tố trên thị trường làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, dưới đây là các yếu tố thường thấy nhất: 

1. Yếu tố thương mại 

Yếu tố thương mại thể hiện qua 2 mặt gồm tình hình tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán. 

Về tình hình tăng trưởng kinh tế, khi tốc độ tăng giá của hàng xuất khẩu cao hơn hàng nhập khẩu thì kéo giá trị đồng nội tệ tăng làm tỷ giá giảm. Ngược lại làm cán cân thương mại giảm, ty giá từ đó cũng tăng, giá trị đồng nội tệ giảm. 

Về cán cân thanh toán, khi cán cân cao thì đồng ngoại tệ tăng, đồng nội tệ giảm, từ đó tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại. 

2. Yếu tố lạm phát 

Lạm phát có tác động khá lớn đến tỷ lệ hối đoái của một quốc giá. Quốc giá có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với nước ngoài thì giá trị đồng nội tệ của quốc giá đó sẽ tăng và tỷ giá sẽ giảm, và ngược lại. 

Ví dụ: Việt Nam có tỷ lệ lạm phát cao hơn Mỹ, lúc này người Việt sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm của Mỹ nhiều hơn do giá thành chi trả sẽ thấp hơn và nhập khẩu hàng Mỹ tăng, làm nhu cầu về đồng đô la Mỹ cũng tăng theo. Đồng Việt Nam mất giá hơn so với đô la Mỹ, từ đó tỷ lệ hối đoái sẽ tăng lên. 

3. Yếu tố thu nhập 

Thu nhập của người dân ở quốc gia cũng có những ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến tỷ giá hối đoái: 

Trực tiếp: Nhu nhập tăng, người dân sẽ có xu hướng mua hàng nhập khẩu sử dụng nhiều hơn, làm tăng tỷ giá hối đoái. 

Gián tiếp: Quốc gia có nhu cầu cao, người dân sẽ tăng mức chi tiêu, làm cho tỷ lệ lạm phát cao, từ đó tỷ giá cũng tăng theo. 

Trên đây là những kiến thức tổng quan về tỷ giá hối đoái. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của TDGroup bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy đễ bạn bình luận bên dưới nếu bạn có câu hỏi, thắc măc cần giải đáp nhé. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè để cùng nhau cập nhật thêm những thông tin mới. 

Nếu bạn đang tìm kiếm khóa học Xuất nhập khẩu – Logistics chuyên sâu, được học thực hành, trải nghiệm thực tế tại Doanh nghiệp Logistics thì hãy liên hệ ngay với TDGroup để được tư vấn khóa học phù hợp nhất với mình. 

Thông tin liên hệ: 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS THÀNH ĐẠT  – TDGroup

Hotline038 539 0088

Websitetdgroup.edu.vn

Youtube: TDIMEX – LOGISTICS HUB

Emaildb1@tdimex.edu.vn

Văn phòng đại diện: Số 13, Đường số 7, KDC CityLand Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM.

Cơ sở: 55 Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan