TDgroup- Quy trình vận chuyển đường bộ

Quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ

Nguồn: kenhlogistics 

So sánh với các loại phương tiện vận tải khác, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là loại hình đơn giản và thuận tiện nhất. Tuy hình thức này không được áp dụng phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển hay đường hàng không, nhưng trong điều kiện thuận lợi, nhiều doanh nghiệp vẫn muốn áp dụng hình thức này vì tiết kiệm được nhiều chi phí vận tải.

Để hiểu hơn và thực hành tốt hơn trong việc vận tải hàng hóa bằng đường biển cần nắm được quy trình này.

1. Các phương tiện vận chuyển đường bộ

Vận chuyển đường bộ có thể dễ dàng lựa chọn các phương tiện vận tải phù hợp (chủ yếu là các xe ô tô), một số loại hình thường được áp dụng trong vận tải đường bộ bao gồm:

Xe tải: loại xe có thùng, kín hoặc hở mái:.Xe tải: 0.5 tấn, 1 tấn, 2.5 tấn, 3.5 tấn, 5 tấn, 8 tấn, 11 tấn..

Xe container: chuyên dụng để chở container các loại 20’, 40’, flatrack… Với xe container loại rơ-mooc sàn, có thể chở hàng thép cuộn, thép thanh, thép bó, hay những loại hàng nặng cần vận chuyển bằng xe sàn.

Xe bồn: vận chuyển hàng lỏng, hoặc hóa lỏng: xăng dầu, ga hóa lỏng, hóa chất…

Xe fooc: chở hàng siêu trường siêu trọng cho các công trình, dự án. Với những hàng thiết bị, kích thước vượt quá tiêu chuẩn của xe thùng, hoặc xe container, thì phải dùng xe chuyên dụng loại này.

Các yếu tố xem xét hàng hóa vận chuyển theo phương tiện nào

Bạn cần lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp vì nếu quá tải hoặc vận tải hàng không đúng với loại hình phương tiện, bạn có thể bị phạt, vì vậy nên lưu ý các vấn đề sau: 

Theo trọng tải xe

Xem xét xe hàng có trọng tải như thế nào, có loại xe sẽ sức chứa từ vài tạ, vài tấn, đến vài chục tấn. thâm chí lên đến trăm tấn, nhưng cần giấy phép mới được lưu hành.

Tải trọng đường bộ

Chủ hàng cần lưu tâm tới vấn đề tải trọng tối đa đóng hàng với xe, khi tính toán phương án và chi phí vận chuyển.

Thường thì cả chủ xe và chủ hàng đều muốn đóng quá tải để giảm phí vận tải, tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ lụy như an toàn giao thông, kết cấu cầu đường.

Trạm cân di động

Từ 2014 cho đến nay, các cơ quan hữu quan sát phạt đối với những xe hàng quá tải rất mạnh, vì vậy nhiều trạm cân di động được xây dựng và đặt trên hầu hết các tuyến đường trọng điểm.

Từ điều này, các chủ hàng cho rằng việc siết tải trọng như vậy sẽ đội giá thành, giảm hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng xấu tới kinh doanh. Các doanh nghiệp vì thế sẽ phải giảm sản lượng, thu hẹp quy mô, tạo ít việc làm, giảm đóng thuế…

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Nguồn: Kenhlogistics

2. Ưu nhược điểm của vận chuyển đường bộ

Vận tải đường bộ mang lại nhiều tiện lợi so với các hình thức vận tải khác, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhưng cũng có những doanh nghiệp từ chối vì nó có nhiều ưu điểm và nhược điểm, để phù hợp với loại hàng hóa và chi phí vận chuyển.

Ưu điểm

  • Thời gian vận chuyển nhanh so với các loại hình vận chuyển bằng đường biển, đường sắt.
  • Tiện lợi hơn trong việc sắp xếp, linh hoạt về thời gian và địa điểm giao/nhận hàng.
  • Dễ dàng lựa chọn phương tiện vận tải như xe tải, xe container,…tùy theo số lượng hàng hóa hay chọn tuyến đường phục vụ. Tham khảo lớp xuất nhập khẩu
  • Tiết kiệm được chi phí giao hàng nhiều địa điểm khác nhau.

Nhược điểm: 

  • Thường phát sinh nhiều khoản phụ phí đường bộ như phí cầu đường, vi phạm giao thông…
  • Rủi ro lớn như tai nạn giao thông, chậm trễ do tắc đường,..
  • Khối lượng và kích thước của hàng hóa bị giới hạn so với những phương thức vận tải khác.
  • Bị giới hạn số lượng quốc gia có thể vận tải bằng đường bộ

3. Quy trình các bước thực hiện mua hàng hóa bằng đường bộ

Để nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ,

Bước 1 – Khảo giá, tìm doanh nghiệp uy tín để đặt hàng nhập khẩu hàng hóa

Khảo giá mặt hàng cần nhập khẩu về Việt Nam một cách kỹ lưỡng, tham khảo nhiều nguồn thông tin, thị trường khác nhau. Bạn cũng phải tìm hiểu kỹ doanh nghiệp ở nước ngoài sẽ đứng ra ký kết hợp đồng với bạn để có thể nhập hàng hóa đó về Việt Nam. Đây là bước quan trọng nhất đảm bản an toàn, giảm thiểu mọi rủi ro nếu bạn hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài lớn, uy tín, kinh nghiệm lâu năm.

Sau khi quyết định loại hàng hóa cần nhập khẩu và lựa chọn được doanh nghiệp uy tín, bạn cần gửi Đơn đặt hàng, thường bằng email hoặc các hình thức online khác. Trong Đơn đặt hàng, bạn cần có ghi rõ các nội dung sau, nhưng đặc biệt lưu ý điều kiện thanh toán: lớp học xuất nhập khẩu

  • Thông tin chi tiết đẩy đủ về DN hoặc người mua hàng(Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
  • Thông tin chi tiết hàng hóa (Tên hàng hóa, số  lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền, chất lượng, mẫu mã…)
  • Điều kiện và cách thức thanh toán

Khi đặt hàng bạn nên yêu cầu người bán hàng ở nước ngoài gửi Proma Invoice vì có thể dùng Proma Invoice để chuyển tiền ở ngân hàng được (Tùy từng điều kiện thanh toán).

Bước 2 – Ký hợp đồng, xác định thời điểm vận chuyển hàng nhập khẩu về Việt Nam

Vì đây là hợp đồng giao thương với nước ngoài nên bạn cần chi tiết, đầy đủ và ràng buộc về tính pháp lý chặt chẽ nhất. 

Để đảm bảo an toàn nhất cho hàng nhập khẩu và đề phòng mọi phát sinh có thể khiến bạn gặp khó khăn sau này, bạn nên lưu ý đặc biệt các chi tiết sau:

  • Tên hàng hóa nhập khẩu, số lượng, tổng tiền: Các thông tin này phải khớp với invoice, packing list, BL để tránh các rắc rối khi làm thủ tục thông quan sau này
  • Lưu ý nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu vì sẽ gặp trở ngại khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng này.
  • Điều khoản và phương thức thanh toán cần chi tiết, cụ thể nhất có thể để tránh các tranh cãi, tranh chấp sau này.

Lựa chọn tốt nhất cho những doanh nghiệp mới tự nhập khẩu hàng hóa là nên thông qua các công ty dịch vụ (forwarder, logistics) tại Việt Nam để đảm bảo hàng được vận chuyển door – to – door và bạn không phải lo lắng hay mất công sức gì ngoài một khoản phí dịch vụ không đáng kể so với giá trị hàng hóa.

Bước 3 – Đóng gói hàng hóa, giao hàng

Bạn cần theo dõi sát sao quá trình nhà xuất khẩu ở nước ngoài đóng hàng và giao hàng như thời gian đóng gói hàng, chi phí, vận chuyển trong bao lâu… Việc theo dõi này có thể thực hiện thông qua các trang web mà hai bên thống nhất với nhau hoặc liên lạc trực tiếp bằng điện thoại, email và các hình thức khác.

Khi có đầy đủ những thông tin này bạn có thể làm căn cứ để tính toán cho những lô hàng hóa nhập khẩu sau này, đặc biệt khi cần đẩy nhanh tiến độ nhập những lô hàng gấp.

Bước 4 – Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ

Bạn nên chú ý các điểm sau:

  • Tên hãng vận tải, số liên lạc, có website theo dõi đường đi lịch trình của hàng hóa không
  • Lịch đi bao nhiêu chuyến/tuần
  • Thời gian vận chuyển mất bao nhiêu lâu?
  • Thời gian muộn nhất giao hàng là khi nào?
  • Ngày đi/ngày đến
  • Đi trực tiếp hay chuyển tải (direct/tranship)
  • Cảng đi/cảng đến
  • Trường hợp hàng bị hư hỏng thì có được bồi thường không, thực hiện như thế nào?

Bước 5 – Thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu

Thời gian thanh toán dựa theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên.

Ngoài ra, các thông tin về người hưởng lợi, tên ngân hàng hưởng lợi, địa chỉ cũng phải khớp nhau trong hợp đồng, invoice.

Thường dùng phương thức L/C hoặc T/T, trong đó L/C an toàn cho cả bên bán và bên mua. Cách thực hiện như sau: Bên mua yêu cầu Ngân hàng của mình mở Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C), qua đó ngân hàng người mua cam kết sẽ thanh toán giá trị hàng hóa cho người bán thông qua ngân hàng của người bán. Sau khi có L/C bên bán sẽ tiến hành giao hàng theo quy định Hợp đồng và gửi đến ngân hàng bên mua bộ chứng từ để chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ bán hàng. Ngân hàng bên mua nếu nhận được bộ chứng từ phù hợp theo quy định đã đưa ra trong L/C thì buộc phải thanh toán tiền hàng cho bên bán.

Bộ chứng từ nhập khẩu cơ bản gồm:

  • Vận đơn
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Các chứng từ khác

Bước 6 – Thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng hóa

Thủ tục Hải quan để nhập khẩu hàng hóa thường có 5 bước cơ bản sau:

  • Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
  • Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
  • Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
  • Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
  • Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan

Đối với từng loại hình, từng loại mặt hàng sẽ yêu cầu những chứng từ khác nhau, thông thường khi làm thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng hóa cần những giấy tờ và chứng từ sau:

  • Hợp đồng (Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Danh sách hàng hóa (Packing list)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc ( CO)
  • Kiểm dịch thực vật Phytosan
  • Certificate of analysis
  • Health certificate
  • Certificate of free sale
  • Công bố chất lượng
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng

Bước 7. Trình tự nhận hàng nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam

Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL)

  • Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng mang Bill of Lading gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O;
  • Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá chính chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt;
  • Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O;
  • Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.

Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL)

Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên.

4. Quy trình giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ:

Quy trình hàng xuất: (DAP kho của người gửi)

Bước 1 Tìm kiếm người vận chuyển (ký Hợp đồng vận chuyển):

Bước 2: Mua bảo hiểm vận chuyển nội địa:

Bước 3: Truyền tờ khai hải quan lên cửa khẩu:

Bước 4: Giao hàng nhận hàng hóa:

Sau khi nhận hàng, người vận chuyển phát hành Giấy gửi hàng (truckway bill)  gồm 3 bản gốc do người chuyên chở và người gửi hàng ký. 1 bản cho người gửi hàng, 1 bản đi theo hàng và 1 bản do người chuyên chở giữ

Bước 5: Gửi bộ chứng từ cho người nhận hàng: bộ chứng từ gồm giấy gửi hàng, inv, p/l các giấy tờ khác của lô hàng + thông báo thời gian xe lên đến cửa khẩu để người nhập khẩu làm thủ tục hải quan.

Bước 6: Thông quan tại cửa khẩu: người xuất khẩu thông quan tờ khai xuất (nhờ bên vận chuyển làm thủ tục thông quan (tờ khai + bộ chứng từ)., người nhập khẩu đóng thuế, thông quan tờ khai nhập.

Bước 7: Giao hàng hóa cho người gửi hàng: xe vận chuyển đến kho người giao hàng. Người vận chuyển và người nhận hàng sẽ ký Biên bản giao hàng hóa

Quy trình hàng nhập:

Tìm kiếm người vận chuyển (Ký HĐ vận chuyển)

Mua bảo hiểm vận chuyển quốc tế

Thông báo đại lý vận chuyển cho người gửi hàng để phối hợp đóng hàng

Người xuất khẩu làm thủ tục hải quan và thông quan tại cửa khẩu:

Người xuất khẩu nhận bộ chứng từ,: truyền tờ khai hải quan, đóng thuế nhập khẩu

Nhận hàng từ người vận chuyển: ký Biên bản giao hàng hóa (kiểm tra kỹ tình trạng hàng hóa)

Lưu ý vận chuyển đường bộ:

Không vận chuyển các hàng hóa trong danh mục cấm:

  • Tìm kiếm đối tác vận chuyển có uy tín:  tìm hiểu công ty vận chuyển (có nhiều xe, lâu năm, chuyên tuyến…)
  • Luôn ký Hợp đồng vận chuyển, mua bảo hiểm
  • Phối hợp chặt chẽ giữa người vận chuyển, người gửi hàng, người nhận hàng để hạn chế lưu ca xe,
  • Không chở hàng quá nặng, quá quy định

5. Cơ sở pháp lý của vận chuyển đường bộ:

Nguồn luật điều chỉnh:

Trong nước:

  • Luật giao thông đường bộ ngày 13/11/2008
  • Thể lệ vận chuyển hàng hóa bằng đường ô tô Việt Nam
  • Nghị định 86/2014/NĐ-CP Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Quốc tế:

  • Hiệp định song phương giữa các quốc gia
  • Công ước hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng đường ô tô công ước CMR 1956 

nguồn: kenhlogistics

Trung tâm đào tạo NNL Logistics Thành Đạt

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan