DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH NGỠ NGÀNG SAU KHI BỊ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

Hàng hóa xuất nhập khẩu là một điều tất yếu và cũng là thể hiện sự tăng trưởng kinh tế của một nền kinh tế nói chung, của từng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng. Hiện nay, trên thế giới có khoảng gần 70% tổng lượng hàng hóa được sản xuất ra là để xuất khẩu ra qua lại giữa các nước, chỉ có khoảng 30% tổng lượng hàng hóa là sản xuất ra sẽ được tiêu thụ ngay tại quốc gia đó.

Sự tồn tại tất yếu của các công ty Forwarder hay các công ty Logistics

Việc sản xuất để xuất khẩu cũng như nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về để kinh doanh là nhu cầu tự nhiên nên hoạt động hải quan cũng phải đổi mới và phù hợp nhằm để quản lý và kiểm soát thật tốt, thật chặt các hoạt động xuất nhập khẩu này nhằm đảm bảo cho sự công bằng, minh bạch trong sản xuất kinh doanh và cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp

 

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cũng như doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa quốc tế nào cũng am hiểu rành mạch tất cả các nghiệp vụ cho một đơn hàng xuất nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp này sẽ tìm đến các công ty kinh doanh dịch vụ Khai thuê hải quan, công ty Đại lý hải quan (nói chung là các công ty Forwarder hay các công ty Logistics) để gánh vác cho họ khâu thủ tục như: booking tàu, giám định hàng hóa, Khai báo hải quan cho hàng hóa, dịch vụ tại cảng,… để từ đó doanh nghiệp có thể tập trung tăng trưởng cũng như tối ưu hóa vào công việc chính của mình là Sản xuất và kinh doanh hàng hóa Xuất nhập khẩu.

Cơ hội cũng như những thách thức

Khi khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu nhiều, các công ty sản xuất xuất khẩu cũng như những công ty kinh doanh hàng hóa XNK sẽ thuê ngoài nhiều hơn các công ty làm dịch vụ khai thuê hải quan cũng như những công ty làm dịch vụ đại lý hải quan (ủy thác toàn bộ). Do đó, đây là cơ hội để các công ty Forwader nói chung dễ tìm kiếm được nhiều khách hàng và tăng thị phần của mình lên, đây cũng là thách thức không nhỏ cho các công ty Forwader vì phải cạnh tranh rất nhiều để thu hút khách hàng.

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ các khách hàng của mình là điều tất yếu, song song việc đó, các công ty Forwarder phải tư vấn cho khách hàng sao cho quả và phù hợp nhất (sao cho hàng hóa thông quan nhanh nhất với chi phí và thuế suất hợp lý, thủ tục chứng từ phải hợp lệ – sau này liên quan đến các hoạt động thanh toán, kiểm tra chuyên ngành và sau thông quan,…rất phức tạp —>>> THIỆT ĐÓ)

Lương tâm trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Nói vậy chứ, cái tâm trong nghề nào cũng cần phải đề cao và phải tôn trọng nó. Sau đây, mình lấy một ví dụ về cái tâm của người giao nhận để thấy được sự quan trọng của nó:

Công ty A (công ty nhập khẩu lô hàng AA1 về để kinh doanh), công ty này thuê công ty Thành Đạt (TDGroup) và công ty XNK NAM TIẾN để làm dịch vụ giao nhận là khai thuê hải quan cho lô hàng. Công ty Thành Đạt và công ty Nam Tiến nhận dịch vụ và báo giá, tư vấn cho công ty A như sau:

  • Công ty Thành Đạt: Mọi chi phí về khai thuê hải quan (làm dịch vụ giao nhận và khai thuê) là ổn hết rồi riêng có phần Thuế nhập khẩu của công ty quý khách là mức thuế suất 25% (do hàng hóa của quý khách thuộc loại và có mã HS là XXXX1). Do đó, thuế nhập khẩu của hàng hóa công ty mình sẽ hơi cao (ví dụ như: phải nộp thuế nhập khẩu 10 tỷ).
  • Công ty Nam Tiến: Mọi chi phí về khai thuê hải quan (làm dịch vụ giao nhận và khai thuê) là ổn hết rồi riêng có phần Thuế nhập khẩu của công ty quý khách là mức thuế suất 25% (do hàng hóa của quý khách thuộc loại và có mã HS là XXXX1). Nhưng bên em có thể lách hàng hóa của công ty về một mã HS khác (XXXX01) có thuế suất thấp hơn còn 10% (nhưng phải làm việc với hải quan…), cuối cùng vẫn rẻ hơn phương án thuế suất 25% (công ty chỉ chi Thuế NK và … là 4 tỷ).

 

Là công ty A, theo bạn bạn sẽ chọn phương án ký hợp đồng dịch vụ với công ty nào???

Chắc chắn bạn sẽ lựa chọn phương án của công ty Nam Tiến (chi phí nộp thuế rẻ hơn, do đó hàng hóa của công ty sẽ rẻ hơn và cạnh tranh tốt hơn, và nhanh hơn)

Ví dụ: Với mức thuế NK là 4 tỷ và giá hàng hóa là 19.500 đ/sp

Với mức thuế NK là 10 tỷ và giá bán của hàng hoá là 20.500 đ/sp (bán sẽ chậm hơn)

Điều đáng nói ở đây là: Nếu công ty bán hết hàng hóa rồi và thu hồi vốn xong rồi, lúc này hải quan tiến hành thanh kiểm tra sau thông quan và phát hiện: là trước đây hàng hóa nhập khẩu của chúng ta là khai báo và áp mã chưa đúng, chưa chính xác (do thông tư hướng dẫn, Nghị định có thay đổi và chưa thống nhất,…) và phía Hải quan quyết định Truy thu thuế của chúng ta là 06 tỷ.

Lúc này công ty A chỉ có 02 cách chọn lựa là:

 

Một là: nộp thuế bổ sung để tiếp tục tồn tại, (công ty A phải móc tiền túi ra mà nộp thuế vì không thể thu thêm từ khách hàng nữa).

Hai là: chỉ còn cách phá sản để giảm nhẹ thiệt hại (các này rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì tiền hàng bán cho khách hàng đã thu rồi không thể thu thêm được nữa – doanh nghiệp phải chi tiền túi của mình để nộp thuế à thiệt hại không hề nhỏ).

Do vậy, ngay từ đầu, nếu công ty A chấp nhận phương án chịu thuế 25% của thuế suất nhập khẩu (bản chất của nó là 25%) thì mọi chi phí nộp thuế đã đưa vào giá thành sản phẩm và bán cho khách hàng thu tiền về là ổn; nhưng vì cái lợi trước mắt mà làm cho công ty vướng phải tình thế khó xử sau này (RẤT RẤT NHIỀU CÔNG TY VƯỚNG PHẢI TÌNH HUỐNG NHƯ THẾ NÀY VÀ CŨNG KHÁ NHIỀU CÔNG TY TÌM ĐẾN PHƯƠNG ÁN PHÁ SẢN ĐỂ GIẢM THIỂU THIỆT HẠI CHO CÔNG TY – MẶC DÙ CÔNG TY KHÔNG BỊ LỖ HAY SUY THOÁI…)

HÃY LÀM MỘT NGƯỜI GIAO NHẬN CÓ TÂM NHÉ, ĐỪNG VÌ ÁP LỰC DOANH SỐ CŨNG NHƯ LỢI TRƯỚC MẮT MÀ MẤT ĐI KHÁCH HÀNG TRONG TƯƠNG LAI!

TDGroup CEO – MAI THÀNH

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan