TDGROUP- CHIA SẺ CÁC LOẠI GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ

      C/O là từ viết tắt của Certificate of Origin. C/O được nhắc đến với vai trò chủ yếu là chứng minh xuất xứ hàng hóa và hưởng thuế suất ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ được ghi trên C/O theo các hiệp định thương mại được ký kết giữa các quốc gia/liên minh/vùng lãnh thổ. Không phải có C/O hợp lệ thì hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế suất, có những mẫu C/O chỉ đơn thuần chứng minh xuất xứ. Hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ 19 mẫu C/O dưới đây để hiểu rõ hơn về C/O.

Video giới thiệu tác dụng về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá

 

Có hai loại CO chính:
     – C/O không ưu đãi: C/O chỉ chứng minh xuất xứ hàng hóa, không có giá trị hưởng thuế suất ưu đãi
    – C/O ưu đãi: C/O cho phép hàng hóa được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. C/O vừa chứng minh xuất xứ, vừa có giá trị hưởng thuế suất ưu đãi cho các hàng hóa ghi trên C/O.
QC: tham khảo lớp XNK-Logistics-Khai báo hải quan tại link: https://tdgroup.edu.vn/khoa-hoc/chuyen-vien-xuat-nhap-khau-logistics-thuc-hanh-khai-bao-hai-quan/
1/ CO form VK: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Hàn Quốc-Việt Nam nằm trong AKFTA và thuộc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA – VietNam – Korea Free Trade Area, được ký kết ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015) – C/O này là loại C/O ưu đãi, hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, do BCT (phòng quản lý XNK) hoặc VCCI cấp.
2/ CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi, do VCCI cấp
3/ CO form A: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP – Generalized Systems of Preferences
– Theo danh sách của UNCTAD: Việt Nam không có trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia, và United States– C/O ưu đãi, hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi– C/O form A không ưu đãi cho hàng giày dép xuất đi EU do Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương và các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền cấp– C/O form A ưu đãi: VCCI cấp 
 

4/ CO form AANZ: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa các nước ASEAN – Úc – New Zealand thuộc diện ưu đãi thuế quan theo hiệp định khu vực thương mại tự do giữa các nước ASEAN, Australia và New Zealand (AANZFTA: ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Agreement, được ký kết ngày 27/02/2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010)

– C/O ưu đãi, hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, do BCT (phòng quản lý XNK) hoặc VCCI cấp

5/ CO form AI: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Ấn Độ và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AIFTA: ASEAN – India Free Trade Area, được ký kết vào ngày 13/08/2009 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010)

– C/O ưu đãi, hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, do BCT (phòng quản lý XNK) hoặc VCCI cấp.

6/ CO form AJ: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Nhật Bản và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP – Association of Southeast Asian Nations, được ký kết vào tháng 04/2008 và Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/12/2008)

– C/O ưu đãi, hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, do Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương và các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền cấp

QC: tham khảo lớp XNK-Logistics-Khai báo hải quan tại link: https://tdgroup.edu.vn/khoa-hoc/chuyen-vien-xuat-nhap-khau-khai-bao-hai-quan/

7/ CO form AK: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc AKFTA (ASEAN-Korea Free Trade Agreement, được ký kết ngày 13/05/2009 và có hiệu lực từ ngày 01/09/2009)

– C/O ưu đãi, hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, do Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương và các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền cấp

8/ CO Form DA59: (Mẫu C/O cho một số sản phẩm xuất khẩu sang Nam Phi) – C/O không ưu đãi, VCCI cấp

9/ CO form D: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa các nước thuộc Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA – ASEAN Trade in Goods Agreement, được ký vào tháng 02/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/05/2010), trước đây gọi khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA – ASEAN Free Trade Area) hay hiệp định thương mại hàng hóa CEPT – Common Effective Preferential Tariff. Bao gồm các quốc gia thành viên: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand, Campuchia, Laos, Myanmar,Vietnam.

– C/O ưu đãi, hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, do Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương và các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền cấp

10/ CO form E: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA – The ASEAN–China Free Trade Area, được ký kết ngày 29/11/2004 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2005)

– C/O ưu đãi, hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, do Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương và các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền cấp

11/ Mẫu Tờ khai bổ sung C/O mẫu EAV 

12/ CO form EAV: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu. EAEU – bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan. (VNEAEUFTA -The Vietnam-Eurasian Economic Union Free Trade Agreement, được ký kết ngày 29/5/2015 và có hiệu lực từ ngày 05/10/2016)

– C/O ưu đãi, hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, do Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương và các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền cấp

QC: tham khảo lớp XNK-Logistics-Khai báo hải quan tại link: https://tdgroup.edu.vn/khoa-hoc/chuyen-vien-xuat-nhap-khau-khai-bao-hai-quan/
Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu EAV – C/O form EAV

13/ CO form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO – International Coffee Organization)

– C/O không ưu đãi, VCCI cấp

14/ CO form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico

– C/O không ưu đãi, VCCI cấp

15/ CO Form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru

– C/O không ưu đãi, VCCI cấp

16/ CO form S: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Việt Nam – Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại Việt Nam – Lào được ký kết ngày 03/03/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 03/10/2015.

– C/O ưu đãi, hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, do Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương và các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền cấp

17/ CO form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may thuộc diện quản lý hạn ngạch theo Hiệp định dệt may Việt Nam – EU
QC: tham khảo lớp XNK-Logistics-Khai báo hải quan tại link: https://tdgroup.edu.vn/khoa-hoc/chuyen-vien-xuat-nhap-khau-khai-bao-hai-quan/
– C/O không ưu đãi, VCCI cấp

18/ CO form VC: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Việt Nam-Chi Lê thuộc diện ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại hàng hóa VCFTA (Vietnam-Chile Free Trade Agreement, được ký kết ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từngày 1/1/2014)

– C/O ưu đãi, hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, do VCCI cấp.

19/ CO form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela

– C/O không ưu đãi, VCCI cấp

20/ CO form VJ: hàng xuất khẩu/nhập khẩu giữa Nhật Bản và Việt Nam thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định đối tác kinh tế VJEPA (Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement, được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009)

– C/O ưu đãi, hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, do VCCI cấp.

21/ C/O Form EUR1, mẫu này dùng trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA)

QC: tham khảo lớp XNK-Logistics-Khai báo hải quan tại link: https://tdgroup.edu.vn/khoa-hoc/chuyen-vien-xuat-nhap-khau-khai-bao-hai-quan/
BÀI VIẾT CÓ SỬ DỤNG THÔNG TIN CỦA HIKARILOGISTICS.VN
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI HIKARI VIỆT HƯƠNG
• Hotline: 079 674 6999
• Email: info@hikarilogistics.com
• Trụ sở chính: 58 Phước Lý 9 – Phường Hòa Minh – Quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng
• Văn phòng đại diện phía Nam: 56 Nguyễn Đình Thi – Phường Phước Long B – Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
• Văn phòng đại diện phía Bắc: Tòa nhà Vinhome West Point – Đường Đỗ Đức Dục – Phường Mễ Trì – Quận Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.
• Website: https://hikarilogistics.com

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan