TDGROUP CHIA SẺ MỘT VÍ DỤ VỀ TÍNH CƯỚC HÀNG LẺ – LCL (LESS THAN CONTAINER LOADED)

MINH HỌA VỀ TÍNH CƯỚC DỊCH VỤ LOGISTICS CHO 1 LÔ HÀNG LẺ 

CHIA SẺ KINH NGHIỆM (dành cho các bạn sinh viên và các sales mới)

          Việc tham khảo cũng như tìm hiểu cách tính toán cước dịch vụ logistics cho 1 lô hàng lẻ là một điều rất cần thiết cho những sinh viên còn đang học tại trường cũng như các sinh viên mới tốt nghiệp đi làm trong các công ty cung cấp dịch vụ logistics (LSP) cũng như trong công ty xuất nhập khẩu hàng hóa (chủ hàng). Do đó, AD chia sẻ 01 bài toán cụ thể để hướng dẫn tính cước dịch vụ logistics hàng lẻ để mọi người cùng tham khảo, chi tiết các bạn dọc bên dưới nhé.

Tham gia học lớp Chuyên viên Chứng từ thực hành tại Trung tâm Thành Đạt tại đây: https://tdimex.edu.vn/khoa-hoc/chuyen-vien-xuat-nhap-khau-khai-bao-hai-quan/

Cách tính cước hàng lẻ – LCL (bài tập ví dụ minh họa tính cước hàng lẻ)
Để dễ hình dung về các tính cước hàng lẻ, mình xin chia sẻ một đề thi của lớp nghiệp vụ xuất nhập khẩu để các bạn tham khảo nhé! 

*** ĐỀ BÀI:
Một lô hàng có hành trình HCM-LAX-SAN ANTONIO
Gross weight: 7,053 kgs
Measurement: 12.4 cbm 

Tính cước phí cho lô hàng trên, biết:
1) Ocean freight: USD10/cbm 

2) Trucking fee: USD56/cbm 

3) THC: USD4/cbm 

4) DDC: USD3/cbm 

5) Fumigation documentary fee (Phí chứng thư hun trùng): USD7/set 

6) Local charge in LAX (PIER PASS: Phí cầu cảng): USD4/cbm 

7) Clean truck fee (Phí môi trường): USD2/cbm 

8) IT charge (for inland) (phí hải quan vào nội địa): USD35/shipment 

9) Warehouse fuel surcharge (phí năng lượng): USD2/cbm 

10) Inbound Documentation (phí chứng từ hàng nhập): USD10/shipment 

11) Forklift updated fee (Phí thiết bị – phí xe nâng): USD5/cbm

*** BÀI GIẢI
Trọng lượng và số khối từ Việt Nam đến LAX vẫn giữ nguyên để tính cước. Tuy nhiên, khi hàng được vận chuyển nội địa từ LAX đến SAN ANTONIO thì số khối phải được quy định lại vì theo quy định đối với hàng vận chuyển nội địa tại Mỹ: 1cbm/ 1 m3 = 363 kg.
Như vậy: 7,053 kgs = 19.43 cbm (7,053:363) 

Số khối quy đổi trên được thể hiện trên HBL ngày dưới góc trái của 2 ô Gross weight và measurement: REVENUE TONS: 19.43cbm (Tùy từng form HBL)

Cước phí của lô hàng được tính như sau: 

Ø Từ HCM – LAX:
– Fumigation documentary fee = 7 USD 

– THC = 4 x 12.4 = 49.60 USD 

– DDC = 3 x 12.4 = 37.20 USD 

– PIER PASS = 12.4 x 4 = 49.60 USD 

– Ocean freight (O/F) = 10 x 12.4 = 124 USD 

Ø Từ LAX – SAN ANTONIO
(7,053 kgs = 19.43cbm) 

– Clean truck fee = 19.43 x 2 = 38.86 USD 

– Trucking fee = 19.43 x 56 = 1.088,08 USD 

– Warehouse fuel surcharge = 19.43 x 2 = 38.86 USD 

– Forklift update fee = 19.43 x 5 = 97.15 USD 

– IT Charge (For inland) = 35 USD 

– Inbound documentation fee = 10 USD 

Tổng cước phí cho lô hàng là: 1,922.55 USD

 

***Giải thích thuật ngữ: 

– THC (Terminal handling charge) – Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phụ phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu. 

– DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến. 

– Trucking fee hay Inland Haulage Charge: Phí vận chuyển nội địa.
Đặc biệt, tại 2 cảng Los Angeles va Long Beach, do tình hình hàng hóa nhiều, gây ô nhiễm môi trường. Do vậy cảng thu thêm 2 phí nữa là: CTF & PierPass Surcharge 

– CTF (Clean Truck Fee – phí môi trường) – Chỉ áp dụng cho hàng ra cảng bằng truck (rail ko bị charge). Chi phí này sẽ được tính cho các hàng hóa ra vào bên cảng, và sẽ được sử dụng để tài trợ cho việc mua mới xe tải thông qua chương trình tài trợ của cảng. Theo đó, tất cả các xe tải đăng ký từ năm 1988 trở về trước sẽ bị cấm. 

– PIER PASS: Phí cầu cảng hay phí san sẻ giao thông, áp dụng cho hàng ra cảng giờ cao điểm; đây là tên của 1 công ty phi lợi nhuận được thành lập bởi các nhà khai thác cảng bãi đường biển (Marine Terminal Operators) nhằm làm giảm thiệt hại do tắc nghẽn cảng gây ra. 

Nhiệm vụ chính của PierPass là giải tỏa hàng ngoài giờ, từ 6 giờ tối tới 3 giờ sáng, từ thứ Hai đến thứ Năm; và từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối vào ngày thứ Bảy. Lợi ích mang lại là gia tăng lưu chuyển hàng hóa xuất nhập qua cảng Los Angeles và Long Beach ở tiểu bang California; giảm thời gian chờ đợi của tài xế xe lấy hàng; giảm lượng xe tải vào giờ cao điểm; và quan trọng là giảm ô nhiễm không khí. 

Phí mà PierPass thu gọi là Traffic Mitigation Fee (phí san sẻ giao thông) với mức 40 đô la/container loại 20 feet và 80 đô la/container loại 40 feet nếu lấy hàng trong giờ cao điểm từ 3 giờ sáng tới 6 giờ chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Phí này không áp dụng cho việc lấy hoặc hạ container rỗng. 

Nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc đại diện của họ đã trả phí này nhưng container hàng được lấy ra khỏi bãi hoặc nhập vào bãi mà không rơi vào giờ cao điểm thì sẽ được hoàn lại. Vì là tổ chức phi lợi nhuận, khoản thu từ phí này sau khi trừ chi phí hoạt động sẽ được Pier-Pass cấp cho các bến bãi để bù đắp các khoản phí hơn thường lệ (extra costs).

P/s:
– Nguồn: tác giả Ms. Quynh

– Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo 

– Hãy LIKE và SHARE nếu bài viết có ích đối với bạn! 

Mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi của mọi người để hoàn thiện hơn!
Tham gia học lớp Chuyên viên CHỨNG TỪ CHUEYEN SÂU tại TT Thành Đạt: https://tdimex.edu.vn 

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS THÀNH ĐẠT 

Hotline038 539 0088

Websitetdgroup.edu.vn

YoutubeTDIMEX – LOGISTICS HUB

Emaildb1@tdimex.edu.vn

Văn phòng + Lớp học: Số 13, Đường số 7, KDC CityLand Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM.

Cơ sở: 55 Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

 

 

 

 

 

3 bình luận trong “TDGROUP CHIA SẺ MỘT VÍ DỤ VỀ TÍNH CƯỚC HÀNG LẺ – LCL (LESS THAN CONTAINER LOADED)

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan