Vận Đơn Là Gì? Các Loại Vận Đơn Và Những Nội Dung Cần Nắm

Đơn vận tải hay vận đơn là chứng từ quan trọng trong vận tải xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây cũng là chứng từ bắt buộc cần phải có trong bộ chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu. Hiện nay có những loại vận đơn nào? Vai trò và chức năng của vận đơn là gì? Cùng TDGroup tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.

Vận đơn là gì? Chức năng của vận đơn

Vận đơn, tên tiếng anh là Bill of Lading – B/L là chứng từ vận tải được người vận chuyển/hãng tàu/thuyền trưởng phát hành hoặc do đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi đã sắp xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển hoặc đã nhận hàng hóa chờ xếp lên phương tiện vận tải.

Vận đơn - Bill of Lading

Vận đơn – Bill of Lading

Vận đơn có các chức năng chính như sau: 

– Xác nhận hợp đồng vận tải ký kết giữa chủ hàng và người vận chuyển. Đây là chứng từ pháp lý quan trọng xác định mối quan hệ pháp lý giữa người vận tải và chủ hàng.

– Vận đơn là biên lai xác nhận đã nhận hàng từ chủ hàng để chuyên chở. Người sở hữu chứng từ này mới được nhận hàng, khi tàu đến cảng dỡ hàng, người nhận hàng phải xuất trình được vận đơn hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.

– Vận đơn có vai trò xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa được ghi trên chứng từ này. Do đó vận đơn có thể dùng để cầm cố, mua bán, và chuyển nhượng cho người khác.
Tác dụng của vận đơn:

– Chứng từ bắt buộc để làm khai báo hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa.

– Chứng từ kèm theo bắt buộc trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa do người bán gửi cho người mua để thanh toán tiền hàng.

– Dùng để chuyển nhượng, cầm cố, mua bán hàng hóa.

– Căn cứ để xác định số lượng hàng hóa người bán gửi cho người mua, giúp thống kê, theo dõi và quản lý hàng hóa theo hợp đồng.

Vận đơn là chứng từ cần có trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

Vận đơn là chứng từ cần có trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

Nội dung chính của vận đơn

Bạn có thể thấy các nội dung chính trên vận đơn gồm:

– Tên và địa chỉ người gửi hàng.

– Tên và địa chỉ người nhận hàng.

– Tên và địa chỉ người vận tải.

– Thông tin cảng xếp hàng.

– Thông tin cảng dỡ hàng.

– Đại lý, bên thông báo chỉ định.

– Thông tin về hàng hóa gồm tên hàng hóa, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích.

– Thông tin thanh toán gồm cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán.

– Thời gian và địa điểm cấp vận đơn.

– Số lượng vận đơn gốc được phát hành.

– Chữ ký của người vận tải.

Mẫu vận đơn được phát hành bởi hãng tàu Maersk Line

Mẫu vận đơn được phát hành bởi hãng tàu Maersk Line

Xem thêm: TÀI LIỆU VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHỨNG TỪ XNK

Các loại vận đơn phổ biến hiện nay

Hiện nay vận đơn có nhiều loại với nhiều chức năng khác nhau. Cách phân loại vận đơn cũng có nhiều cách như:

1/ Phân loại dựa vào khả năng chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa của vận đơn 

– Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading)

– Vận đơn theo lệnh (to Order Bill of Lading)

+ Trường hợp thứ nhất, vận đơn được lập theo lệnh người gửi: Mục Consignee có thể ghi “to the order of shipper” hoặc “to the order of (tên công ty người gửi)” hoặc nếu chỉ ghi “to the order” thì cũng hiểu là vận đơn lập theo lệnh người gửi. Với vận đơn này, mặt sau phải có ký hậu chuyển nhượng của công ty người gửi.

+ Trường hợp thứ hai, vận đơn được lập theo lệnh người nhận.

+ Trường hợp thứ ba, vận đơn được lập theo lệnh của người thứ ba (thường là ngân hàng).

– Vận đơn vô danh (to Bearer Bill of Lading)

Vận đơn có thể được phân loại theo khả năng chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa

Vận đơn có thể được phân loại theo khả năng chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa

2/ Phân loại dựa theo ghi chú trên vận đơn 

– Vận đơn hoàn hảo (Clean Billof Lading)

– Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading)

3/ Phân loại vận đơn dựa trên các vận chuyển 

– Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading)

– Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)

– Vận đơn đa phương thức (Multimodal transport B/L)

4/ Phân loại vận đơn dựa trên trạng thái bốc hàng lên tàu

– Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L)

– Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment B/L)

5/ Phân loại vận đơn dựa vào quan hệ trong việc trả hàng

– Vận đơn chủ (Master Bill of lading)

– Vận đơn thứ (House Bill of lading)

Vận đơn có nhiều loại khác nhau đáp ứng cho từng mục đích sử dụng.

Vận đơn có nhiều loại khác nhau đáp ứng cho từng mục đích sử dụng.

Ngoài những loại vận đơn ở trên, 2 loại vận đơn thì vẫn còn một số loại vận đơn khác như:

– Vận đơn đến chậm (Stale B/L)

– Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L)

– Vận đơn gốc (Original bill of lading)

– Vận đơn bản sao (Copy bill of lading)

Trên đây là những thông tin tổng quan về vận đơn mà TDGroup muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng với những kiến thức hữu ích này bạn sẽ hiểu hơn về một trong những loại chứng từ quan trọng của xuất nhập khẩu. Đừng quên để lại bình luận bên dưới nếu có câu hỏi cần giải đáp nhé!

Nếu bạn đang quan tâm đến các khóa học xuất nhập khẩu – Logistics thực tế tại TDGroup hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Các khóa học luôn khai giảng hàng tháng, đều đặn cho học viên. Chương trình học của chúng tôi được bám sát vào thực tế, chuyên sâu, nhiều nội dung thực hành và đi trải nghiệm thực tế cho học viên. Liên hệ với chúng tôi ngay nếu muốn nâng cao cơ hội có việc làm, lương cao ngay từ khi ra trường.

Thông tin liên hệ: 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS THÀNH ĐẠT  – TDGroup

Hotline038 539 0088

Websitetdgroup.edu.vn

YoutubeTDIMEX – LOGISTICS HUB

Emaildb1@tdimex.edu.vn

Văn phòng đại diện: Số 13, Đường số 7, KDC CityLand Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM.

Cơ sở: 55 Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan