Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán nào phổ biến? Quy trình và nghiệp vụ gì cần nắm trong xuất nhập khẩu. Bài viết này TDGroup sẽ hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu, hãy cùng theo dõi nhé!
Thanh toán quốc tế là gì?
Thanh toán quốc tế là hoạt động chuyển giao tiền tệ giữa các bên ở hai quốc gia khác nhau để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Đây là hoạt động thiết yếu trong xuất nhập khẩu, giúp người mua và người bán thực hiện nghĩa vụ thanh toán một cách an toàn và hiệu quả.
Đặc điểm khác biệt so với thanh toán nội địa
- – Liên quan đến nhiều đối tượng: doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính trung gian
- – Có thể dùng nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau (USD, EUR…)
- – Phải tuân theo quy định pháp lý và quy trình thanh toán quốc tế
Vai trò và ý nghĩa trong hoạt động xuất nhập khẩu
Với doanh nghiệp xuất khẩu
- – Đảm bảo thu tiền đầy đủ, đúng hạn
- – Giảm thiểu rủi ro khi gừi hàng qua biên giới
Với doanh nghiệp nhập khẩu
- – Giúp đảm bảo chỉ thanh toán khi nhận được hàng đúng thông tin
- – Tối ưu dòng tiền tệ để mua hàng hóa nước ngoài
Với ngân hàng và tổ chức tài chính
- – Đóng vai trò trung gian đảm bảo tính minh bạch và an toàn
- – Kiểm soát giao dịch và chống rửa tiền
Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến
Phương thức | Khái niệm | Ưu điểm | Hạn chế |
L/C (Tín dụng chứng từ) |
Ngân hàng bên mua cam kết thanh toán cho bên bán khi nhận được bộ chứng từ đúng quy định |
An toàn cao | Phí cao, thủ tục phức tạp |
T/T (Chuyển tiền điện tử) | Chuyển khoản trực tiếp qua ngân hàng | Nhanh chóng, linh hoạt, | Nhưng rủi ro với người bán nếu không có bảo lãnh |
Nhờ thu (Collection) | Bên bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ bên mua | Chi phí thấp, dễ dùng | Thiếu bảo đảm thanh toán |
Trả trước (Advance Payment) | Người mua trả trước toàn bộ hoặc một phần | Ít rủi ro với người bán | Rủi ro cao với người mua |
Ghi sổ (Open Account) | Giao hàng trước, thanh toán sau | Thu hút khách hàng | Rủi ro cao với người bán |
Mỗi phương thức thanh toán có ưu và nhược điểm riêng, các Doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế cần lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp tùy theo độ uy tín của đối tác, quốc gia, điều kiện thương mại và các rủi ro tài chính.
Tham khảo thêm: CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C
Quy trình thanh toán quốc tế trong thực tế
Các bên tham gia
- – Doanh nghiệp xuất khẩu
- – Doanh nghiệp nhập khẩu
- – Ngân hàng phục vụ
- – Bên trung gian (nếu có)
Các bước thực hiện
1. Hai bên ký hợp đồng ngoại thương
2. Người mua mở L/C hoặc chuẩn bị thanh toán
3. Người bán giao hàng & lập bộ chứng từ
4. Gửi chứng từ cho ngân hàng (theo điều kiện thanh toán)
5. Ngân hàng kiểm tra – đối chiếu – thực hiện thanh toán
6. Người mua nhận chứng từ để làm thủ tục nhận hàng
Ví dụ minh họa (thanh toán bằng L/C)
Công ty A (Việt Nam) bán cà phê cho công ty B (Hàn Quốc). Hai bên thoá thận L/C. Sau khi giao hàng, A gửi chứng từ cho ngân hàng, B nhận chứng từ, kiểm tra xong thì tiền được chuyển vào tài khoản A.
Tham khảo thêm: Quy Trình Thanh Toán Và Những Lưu Ý Quan Trọng Về Thư Tín Dụng LC
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế doanh nghiệp cần nắm vững
Để đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế có thể diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và an toàn, các Doanh nghiệp cần nắm vững các nghiệp vụ như sau:
Soạn thảo hợp đồng: Soạn thảo điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, đảm bảo các điều khoản chặt chẽ, chính xác, phù hợp theo pháp luật quốc tế.
Chuẩn bị chứng từ: Chuẩn bị bộ chứng từ đúng yêu cầu như Hóa đơn (Invoice), Vận đơn (B/L), Packing List… Chứng từ cần chính xác, không sai thông tin, phải khớp hợp đồng.
Kiểm tra điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương: Kiểm tra đảm bào phương thức, thời gian, đối tượng thanh toán phải rõ ràng.
Làm việc với ngân hàng, xử lý phát sinh: Tiến hành phối hợp với ngân hàng: kiểm tra, sửa lỗi chứng từ trước khi gửi chứng từ đi. Doanh nghiệp cần có bộ phận/ nhân sự chuyên theo dõi và khắc phục sự cố có thể xảy ra như chậm thanh toán, từ chối chứng từ,….
Một số rủi ro và lưu ý khi thực hiện thanh toán quốc tế
Các rủi ro thường gặp:
- – Thanh toán không đúng hạn.
- – Sai chứng từ dẫn đến bị từ chối thanh toán.
- – Tỷ giá ngoại tệ biến động, doanh nghiệp không có biện pháp phòng ngừa có thể bị thiệt hại tài chính.
Các lưu ý quan trọng khi thanh toán quốc tế:
- – Luôn kiểm tra kỹ điều kiện L/C trước khi chấp nhận.
- – Không giao hàng nếu phương thức không đảm bảo an toàn thanh toán.
- – Cập nhật quy định ngân hàng & luật thương mại quốc tế (UCP 600, Incoterms).
- – Có bộ phận chuyên xử lý chứng từ để tránh lỗi nghiêm trọng.
Kinh nghiệm thực tế cho người mới:
- – Nên bắt đầu bằng L/C để giảm rủi ro.
- – Sử dụng dịch vụ logistics/forwarder có kinh nghiệm hỗ trợ chứng từ.
- – Cập nhật kiến thức về Incoterms, UCP600, quy trình thanh toán.
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp (FAQ)
1. Có bắt buộc dùng L/C khi thanh toán quốc tế không?
Không bắt buộc, tuy nhiên L/C thường được dùng trong giao dịch lớn hoặc lần đầu hợp tác để đảm bảo an toàn.
2. Có thể thanh toán quốc tế mà không qua ngân hàng không?
Rất hạn chế. Phần lớn các giao dịch quốc tế đều phải thông qua hệ thống ngân hàng để đảm bảo hợp pháp và an toàn.
3. Cách chọn phương thức thanh toán phù hợp?
Tùy mức độ tin cậy và giá trị hợp đồng, doanh nghiệp có thể chọn L/C hoặc T/T có bảo lãnh.
Kết luận
Thanh toán quốc tế là mắt xích quan trọng quyết định sự thành công của một hợp đồng ngoại thương. Việc nắm vững các phương thức, quy trình và nghiệp vụ liên quan không chỉ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro, mà còn tối ưu hóa tài chính và nâng cao uy tín khi giao thương toàn cầu.
Bạn muốn học sâu hơn về nghiệp vụ thanh toán quốc tế? Hãy tìm hiểu các khóa học của Trung tâm Đào tạo Thành Đạt. Các khóa học tại TDGroup được thiết kế chuyên sâu, bám sát thực tế, nhiều nội dung thực hành, giúp học viên nắm được kiến thức chuyên ngành, tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế.
Giảng viên tại Trung tâm đều có chuyên môn cao, là trưởng phòng, chuyên viên tại các Doanh nghiệp lớn sẽ giúp học viên có cái nhìn thực tế, được trao dồi thêm nghiệp vụ, giúp các bạn sẵn sàng tìm việc dễ dàng sau khi tốt nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS THÀNH ĐẠT – TDGroup
Hotline: 038 539 0088
Website: tdgroup.edu.vn
Youtube: TDIMEX – LOGISTICS HUB
Email: db1@tdimex.edu.vn
Văn phòng đại diện: Số 13, Đường số 7, KDC CityLand Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM.
Cơ sở: 55 Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM